New York ô nhiễm nhất thế giới do cháy rừng Canada
Khói mù từ những cánh rừng bốc cháy ở Canada lan rộng khắp các thành phố ở Bắc Mỹ, buộc người dân phải ở trong nhà.
Cầu George Washington ở New York chìm trong khói mù. (Ảnh: AP).
Khói dày đặc từ cháy rừng ở Canada khiến không khí ô nhiễm bao trùm phần lớp Bắc Mỹ, làm gián đoạn mọi hoạt động từ lưu thông hàng không tới các buổi biểu diễn. Nhà chức trách phải gửi cảnh báo sức khỏe cho hàng triệu người dân ở phía đông nước Mỹ và Canada hôm 7/6 do đám mây khói mù hình thành từ hàng trăm đám cháy rừng di chuyển về hướng nam, bao trùm những khu vực đông dân cư từ Ottawa tới Washington, DC. Ở thành phố New York, chất lượng không khí hôm 7/6 ở mức tồi tệ nhất trong số các đô thị lớn trên thế giới, xếp trên cả New Delhi, Ấn Độ, theo chỉ số chất lượng không khí của IQAir.
Trong khi ô nhiễm không khí do cháy rừng trở thành vấn đề thường xuyên ở vùng ven biển phía tây nước Mỹ những năm gần đây, tình trạng này ít phổ biến hơn nhiều ở bờ đông. Nhiều cư dân tỏ ra hoảng hốt khi bầu trời bất ngờ chuyển thành màu cam mù mịt và phải đeo khẩu trang. Các trường học ở New York và Washington phải hủy bỏ hoạt động ngoài trời trong khi nhà chức trách cơ quan hàng không của Mỹ phải hoãn những chuyến bay tới Philadelphia, Newark, New Jersey, và sân bay LaGuardia do tầm nhìn kém. Chất lượng không khí độc hại ở New York cũng khiến một số nghệ sĩ ở Broadway không thể biểu diễn.
Khói mù che phủ nhiều công trình nổi tiếng như tượng Nữ thần Tự do và sân vận động Yankee. Eric Adams, thị trưởng New York, kêu gọi người dân ở trong nhà và đóng kín cửa sổ trong những ngày tới. Ngay cả khi tình huống cải thiện trong những ngày tới, Adam nhấn mạnh cảnh tượng có thể lặp lại trong tương lai do biến đổi khí hậu.
Canada đang đương đầu với mùa cháy rừng, các đám cháy xuất hiện ở gần 10 tỉnh trong tháng qua. Nhà quản lý môi trường của Canada xếp chất lượng không khí ở thủ đô Ottawa ở mức cao nhất về nguy cơ sức khỏe. Nhiều vùng tại Quebec và Ontario cũng bị cảnh báo về chất lượng không khí. Tính đến ngày 7/6, có hơn 400 đám cháy đang diễn ra trên khắp Canada và khoảng 4 triệu hecta đất bị thiêu rụi từ đầu năm nay.
Các nhà khoa học nhận thấy cháy rừng ở Bắc bán cầu tăng lên trong thập kỷ qua, với nhiệt độ trung bình tăng nhanh hơn vùng gần xích đạo do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tháng 5/2023 trở thành tháng 5 nóng thứ hai trong lịch sử, theo chương trình Copernicus của Liên minh châu Âu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
