Cháy rừng Indonesia đang phủ đen bầu trời các nước Đông Nam Á

Amazon không phải là rừng nhiệt đới duy nhất bị lửa tàn phá. Hàng loạt vụ cháy rừng ở Indonesia đang khiến phần lớn Đông Nam Á bị bao phủ bởi lớp khói dày đặc.

Khoảng 3.300km2 rừng trên đảo Borneo và Sumatra đã bốc cháy. Jakarta đã phải triển khai hơn 9.000 người và 52 máy bay để đối phó, theo Economist.

Indonesia và quốc gia láng giềng Malaysia đang cố gắng dập tắt ngọn lửa và xóa tan khói mù bằng cách tạo mây. Tuy nhiên, thời tiết khô ráo khiến việc kiểm soát đám cháy trở nên vô cùng khó khăn.


Cháy rừng đang đe dọa chất lượng không khí ở Indonesia. (Ảnh: AFP).

Khói mù được cho là nguyên nhân gây ra hơn 200.000 ca nhiễm trùng đường hô hấp và khiến hơn 1.500 trường học ở Malaysia phải đóng cửa. Khói quá dày buộc hàng loạt chuyến bay phải hủy bỏ. Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói ông đang cầu mưa tới.

Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia cho biết phần lớn các vụ hỏa hoạn xảy ra đều do con người. Theo thông tin từ Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia, 80% các đám cháy bắt nguồn từ việc người dân đốt rừng để làm đồn điền dầu cọ.

Đây là hành vi bất hợp pháp, tuy nhiên các quan chức địa phương quản lý vấn đề này lại dễ dàng bị mua chuộc. Nếu không đốt rừng, người dân phải chặt cây và xử lý rác thải, khiến chi phí tăng cao.

Đám cháy đặc biệt khó dập tắt nếu xảy ra trong rừng than bùn. Đây là những khu rừng đầm lầy được bao phủ bởi lớp than bùn do thực vật không phân hủy hoàn toàn tạo ra.

Khi than bùn đủ khô để bắt lửa, ngọn lửa có thể tiếp tục cháy âm ỉ dưới lòng đất rất lâu. Rừng than bùn cũng có trữ lượng carbon cao gấp 10 lần so với các loại rừng khác, khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng nếu xảy ra hỏa hoạn.


Ảnh ghi nhận hôm 22/9 các điểm nóng cháy rừng (chấm đỏ) và màn khói đang bao phủ nhiều nước Đông Nam Á. (Đồ họa: CNA).

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2014, Tổng thống Widodo đã tìm cách đối phó với những đám cháy. Năm 2017, Bộ Lâm nghiệp nước này đưa ra quy hoạch tổng thể để bảo vệ rừng than bùn và ngăn ngừa hỏa hoạn bằng cách quy định quyền sở hữu đất, đồng thời truy tố người gây ra hỏa hoạn.

Sau vụ cháy năm 2015, cảnh sát đã bắt giữ 660 người. Cho đến nay, chính quyền bắt giữ 200 người và đang điều tra khoảng 370 công ty liên quan đến vụ cháy hiện tại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News