Cháy rừng tại Australia nhìn từ không gian

Các đám cháy tại Australia đã bắt đầu từ tháng 9 và liên tục kéo dài đến nay. Hình ảnh ghi lại từ vệ tinh cho thấy nơi đây đang ngập trong lửa và khói bụi.


Australia đang phải trải qua thảm họa cháy rừng. Tình trạng này vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn khi nhiệt độ tại Australia đã phá vỡ các kỷ lục và dự báo còn tiếp tục tăng. Các đám cháy hiện đã thiêu rụi hơn 56.000 km vuông đất, khiến hàng nghìn người phải sơ tán và ảnh hưởng xấu đến môi trường.


Hình ảnh này được chụp bởi vệ tinh Himawari-8 của Nhật Bản. Nó ghi lại những thay đổi trên bề mặt Trái Đất ở phía bán cầu Tây mỗi 10 phút. Có thể dễ dàng nhận thấy Australia đang đỏ rực giống như một ngọn lửa.


Vệ tinh Suomi NPP cũng ghi lại được hình ảnh ở phía đông nam Australia, cho thấy khói bụi đang bốc lên nghi ngút tại đây.


Những vệt sáng màu đỏ, dài là vị trí đang diễn ra cháy rừng. Himawari-8 thậm chí còn ghi lại được cả khói mù đang bốc lên.


Tình trạng cháy rừng đã bắt đầu từ tháng 9 và diễn ra trong thời gian dài theo từng đợt do thời tiết hanh, khô bất thường. Đây là hình ảnh của những đám khói bụi từ đám cháy rừng tại Australia diễn ra vào ngày 2/1.


Vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã ghi lại được hình ảnh đám cháy rừng đang lan rộng tại Australia vào đêm giao thừa. Theo AP, hỏa hoạn gây ra nhiều thiệt hại cho các cộng đồng ở bang New South Wales và bang Victoria trên bờ biển phía đông nam Australia.


Phạm vi diễn ra cháy rừng cũng rất lớn. New South Wales đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 3 trong vài tháng gần đây. Hai lần trước là vào tháng 11 và tháng 12/2019, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Ngày 2/1, hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi bờ biển phía nam của bang New South Wales.


Theo Business Insider, đến nay đã có 17 người mất tích trong các vụ hỏa hoạn, 8 người chết cùng hàng nghìn người phải sơ tán. Lính cứu hỏa đang làm việc cả ngày đêm để khắc phục tình trạng này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News