Thảm hoạ cháy rừng kinh hoàng khiến bầu trời Australia chuyển màu đen kịt như mực ngay giữa trưa
Những ngày gần đây, thế giới đang xôn xao lo lắng về thảm họa cháy rừng tại Australia. Đặc biệt là ngay vào ngày cuối năm, hơn 4.000 người bị bao vây trong biển lửa tại Mallacoota, bang Victoria. Bầu trời ngày 31/12 nhuốm một màu đỏ ngầu như máu, khiến ai nhìn vào cũng thấy kinh hoàng.
Bầu trời đỏ ngầu tại Mallacoota ngày 31/12.
Những tưởng đó đã là điều tồi tệ nhất có thể xảy đến với nước Úc thì trưa ngày 4/1, khói bụi dày đặc lại một lần nữa phủ kín thị trấn Mallacoota, khiến bầu trời tối đen như mực mặc dù chỉ mới hơn 2 giờ trưa. Cảnh tượng lúc này thật sự tăm tối không khác gì địa ngục.
Người dân địa phương cho biết trời tối đến nỗi họ không thể nhìn thấy nhau nếu không có ánh đèn. Các công trình lớn tại đây cũng gần như biến mất khỏi tầm nhìn vì bị khói bụi che phủ.
Bầu trời lúc 2 giờ trưa tại Mallacoota ngày 4/1/2020.
Chính phủ Australia đã điều động chiếc tàu hải quân đầu tiên đến giải cứu cho người dân và khách du lịch bị mắc kẹt. Họ đã sơ tán thành công 1.100 người. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì mà các gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi không được phép lên tàu.
Nhiều trực thăng đã được cử đến để sơ tán những người còn lại. Thế nhưng, khói bụi dày đặc che khuất tầm nhìn đã khiến lực lượng này phải đáp xuống, kết quả là gần 3.000 người vẫn phải tiếp tục chờ đợi trong lo sợ.
Các phóng viên tác nghiệp tại vùng bị nạn cho biết tình thế tại đây hiện rất bất ổn. Tiếng trẻ em gào khóc, tiếng ồn ào sợ hãi của hàng nghìn người chờ được sơ tán, bụi bặm, khói lửa, bầu trời tối đen như mực,… tất cả tạo nên sự hỗn loạn đáng sợ.
Một phóng viên nói rõ: "Rất nhiều người trong số nạn nhân mắc kẹt tại đây là những người già, trẻ nhỏ và thậm chí có cả trẻ sơ sinh. Tình thế lúc này rất hỗn loạn, nhiều trẻ em kêu khóc vì sợ hãi".
Hiện tại, dù lực lượng cứu hỏa vẫn đang cật lực làm việc, lửa vẫn càn quét mạnh tại các thị trấn Mallacoota, Genova, Karbeethong, Gipsy Point và các vùng xung quanh, tình hình hỏa hoạn diễn biến ngày càng phức tạp.
Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy các cột khói bốc lên ngùn ngụt và dày đặc.
Nhiệt độ tăng chóng mặt cùng gió mạnh và sự di tản của nhiều loài động vật có khả năng sẽ làm ngọn lửa ngày càng lan rộng hơn. Tại thời điểm này, người dân Úc vẫn chưa nhìn thấy được chuyển biến nào khả quan hơn về thảm họa.
Cháy rừng đã hoành hành trên khắp Australia từ nhiều tháng nay, thiêu đốt khoảng 6 triệu hecta rừng, ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân, cướp đi sinh mạng của khoảng 18 người và ước tính 480 triệu động vật đã phải bỏ mạng trong đau đớn. Đây có thể coi là trận hỏa hoạn chưa từng có tại xứ sở kangaroo.
Bản đồ cho thấy tình trạng cháy rừng tại Úc hiện nay, trong đó, các biểu tượng màu đỏ đen và đỏ trắng mang ý lửa đang hoạt động mạnh và trong tình trạng khẩn cấp.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
