Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể tế bào gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên quá cân hay béo phì, và những người bị bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglycerid cao.

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là do uống nhiều rượu dẫn đến rối loạn chức năng gan; thừa cân, đái tháo đường dẫn đến ôxy hóa acid béo ở gan; sử dụng thuốc độc, chất dẫn đến tế bào gan bị hủy hoại.


Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ

  • Giai đoạn đầu: vì tình trạng lắng đọng mỡ gan xảy ra từ từ nên giai đoạn đầu đa phần đều không có dấu hiệu rõ rệt. Chỉ khi đi siêu âm, xét nghiệm máu hoặc chụp cắt lớp mới phát hiện được. Tuy nhiên, một số trường hợp gan nhiễm mỡcó thể gặp các dấu hiệu như: mệt mỏi, đau tức hoặc nặng vùng gan.
  • Giai đoạn sau: sẽ có các dấu hiệu: đau bụng, vàng da, nôn và buồn nôn. Lúc này, bệnh gan nhiễm mỡ đã tiến triển nặng và quá trình điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn.

Gan nhiễm mỡ nguy hiểm như thế nào?

10 - 25% gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong. Điều này hẳn có ý nghĩa rất lớn cho những ai mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài. Để làm chậm tiến triển của bệnh ảnh hưởng đến hoạt động của gan, chế độ ăn phù hợp và giữ cân nặng hợp lý là cần thiết.

Dưới đây là những nguyên tắc chung trong ăn uống với những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ:

Chế độ ăn uống nên chọn

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI): ngũ cốc thô, trái cây ít ngọt và giàu chất xơ, rau, đậu.
  • Sử dụng lượng đạm vừa đủ (không thiếu và không dư): chọn cá, gia cầm bỏ da, thịt nạc, sữa không béo, phô mai không béo.

Nên giảm cân từ từ sẽ giảm tình trạng mỡ bao quanh gan (không nên giảm cân quá mức vì có thể gây nguy hiểm).

Nên ăn chất đạm vừa phải (1g/kg cân nặng/ngày).

Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

Một số thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như dầu đậu nành, đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe...

Các thực phẩm cần hạn chế:

  • Các thực phẩm giàu cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng. Hạn chế chất béo, mỡ động vật, ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa).
  • Các thực phẩm cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê.
  • Hạn chế tối đa rượu bia, tốt nhất là không nên uống.
  • Ngũ cốc tinh chế: Một nghiên cứu năm 2015 trên 73 người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy nhóm tiêu thụ ít ngũ cốc tinh chế có nguy cơ bị các hội chứng rối loạn chuyển hóa thấp hơn. Điều này đồng nghĩa khả năng bị bệnh tim và đột quỵ giảm. Ngũ cốc tinh chế thường là bánh mì, mì hoặc gạo trắng. Nhà sản xuất đã loại bỏ chất xơ và chúng có thể làm gia tăng lượng đường trong máu khi cơ thể tiêu hóa những thực phẩm này. Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ nên thay thế ngũ cốc tinh chế bằng khoai tây, các loại đậu hoặc lúa mì nguyên hạt.
  • Đường: Đây là thực phẩm góp phần làm tăng lượng đường trong máu và chất béo trong gan. Gan chuyển hóa đường thành chất béo. Chất béo này tích tụ quá mức và gây bệnh gan nhiễm mỡ. Tiêu thụ thực phẩm chứa hàm lượng đường cao còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh như béo phì, tiểu đường… Đường thường có trong kẹo, kem, đồ uống có gas, nước trái cây đóng hộp, bánh hay cà phê, trà, siro.

Cách chế biến thức ăn phù hợp cho bệnh lý gan nhiễm mỡ:


Người mắc gan nhiễm mơ nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Hạn chế sử dụng các nguyên liệu như bơ, mỡ, dầu, mayonaise và magarine trong thực đơn. Hạn chế chất béo và cholesterol trong thực phẩm bằng cách lọc bỏ mỡ, da từ thịt và gia cầm; gạn bỏ nước béo khi nấu súp, canh. Cách chế biến hạn chế tối đa chất béo là nướng, hấp, trụng và luộc.

Lưu ý: Cần tập luyện thể dục thể thao hợp lý để giữ cân nặng ở mức chuẩn. Các chuyên gia khuyên nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp. Đối với người muốn giảm cân cần tập từ 60 - 90 phút/ngày.

Ngưng hoàn toàn bia, rượu

Hiện nay, cách điều trị chủ yếu mà các bác sĩ đang thực hiện là khuyên người bệnh nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.

Rượu, bia có thể làm rối loạn chuyển hóa chất mỡ trong cơ thể và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục mà không cần đến một loại thuốc nào nếu ngưng uống rượu bia hoàn toàn. Ngoài nguyên nhân rượu bia, những người mập phì cũng dễ bị gan nhiễm mỡ. Tại Mỹ, khoảng 25%-75% những người mập phì và bị tiểu đường type 2 bị gan nhiễm mỡ. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do dư cân cần giảm ăn những chất ngọt và chất béo vì các chất này khi thừa sẽ chuyển đổi thành mỡ dự trữ.

Ngoài ra, cần hạn chế các loại thức ăn nhanh (fast-food). Khi chế biến thức ăn, nên hạn chế các món chiên xào mà thay bằng những món nướng, luộc. Cần tránh các loại thức ăn chế biến từ gan, óc, cật, bộ đồ lòng của gia súc hoặc từ sữa động vật như bơ, phô mai và không nên ăn da các loại thịt heo, vịt, gà. Những loại thịt đã qua chế biến như lạp xưởng, xúc xích cũng không nên dùng vì có nhiều mỡ. Không nên sử dụng các đồ ăn thức uống ngọt như bánh, kẹo, mật đường, mía, các loại nước ngọt... Tốt nhất nên uống nước lọc, nước khoáng hoặc nước trà vì những loại nước này không cung cấp thêm năng lượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News