Chế độ ăn thay đổi tăng gánh nặng nhu cầu nước ngọt tại châu Á

Tại hội thảo về vấn đề nước sạch toàn cầu tổ chức tại Thụy Điển tuần trước, các nhà khoa học cho biết việc chuyển sang chế độ ăn nhiều đạm giống như phương Tây của người châu Á có thể dẫn tới tình trạng thiếu thức ăn thường xuyên cho khu vực đang chịu nhiều áp lực về nước ngọt này.

Các chuyên gia tại Tuần lễ Nước ngọt Thế giới tổ chức tại Stockholm cảnh báo rằng, nền kinh tế đang phát triển của châu Á cùng việc chuyển sang thói quen ăn nhiều thịt đặt ra yêu cầu cải tạo lại hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để nuôi sống vùng dân cư ước tính sẽ đạt 1,4 tỉ người vào năm 2050.

Mối đe dọa này được phân tích chi tiết trong một báo cáo của Viện Quản lý Nước Quốc tế (IWMI) và Tổ chức Luơng thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), theo đó nhu cầu về thức ăn cho người và vật nuôi sẽ tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới.

Với năng suất mùa màng hiện tại, Đông Á sẽ cần thêm 47% diện tích đất trồng trọt thuận lợi về thủy lợi và 70% lượng nước ngọt so với hiện tại.

Nam Á sẽ phải mở rộng diện tích đất canh tác thêm 30% và tăng nhu cầu về nước thêm 57%. Với sức ép về tài nguyên nước và đất đai trong vùng như hiện tại, những nhu cầu này sẽ không thể được thỏa mãn, các tác giả nghiên cứu cho biết. Ví dụ như, ở Nam Á, 94% đất phù hợp hiện đã được đưa vào canh tác.

Thay vào đó, các nhà khoa học đề xuất hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi quy mô lớn hiện có, phần lớn trong số này được xây dựng từ những năm 1970-80.

Điều này đồng nghĩa với thay thế các hệ thống cũ kỹ bằng những công nghệ hiệu quả hơn, đáng tin cậy và linh hoạt hơn, Thierry Falcon, chuyên gia về thủy lợi của FAO, cho biết.

Thủy lợi lộn xộn

Người ta ước tính rằng Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ lượng nước ngầm lớn nhất thế giới, có 19 triệu máy bơm nước ngầm không được kiểm soát.

Theo một nghiên cứu khác công bố trên tờ Nature đầu tháng này, nước ngầm ở miền bắc Ấn Độ đang rút xuống 0,3 m mỗi năm do tình trạng lấy nước tràn lan, chủ yếu để phục vụ cho trồng trọt.

Chế độ ăn thay đổi tăng gánh nặng nhu cầu nước ngọt tại châu Á
(Ảnh: AP/Anupam Nath)

Từ 2002 tới 2008, hơn 109 km3 nước ngầm đã được khai thác trong vùng, theo một khảo sát dựa trên các hình ảnh vệ tinh do các nhà khoa học tiến hành với sự giúp đỡ của Trung tâm Điều hành Bay Vũ trụ Goddard của NASA.

Tushaar Shah, cán bộ viện IWMI, phát biểu: “Chính phủ không có khả năng điều tiết khiến cho tình hình khai thác nước ngầm quá mức ngày càng trở nên nghiêm trọng, rất có thể trong tương lai sẽ dẫn tới khủng hoảng thức ăn và bất ổn xã hội trên diện rộng.”

Những con bò khát nước

Ở Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ nước phục vụ cho sản xuất thức ăn tính theo đầu người đã tăng gấp đôi kể từ năm 1985, Junguo Liu, giảng viên trường đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh cho biết. Chính việc chuyển từ thức ăn truyền thống với lúa gạo và mì sợi sang khẩu phần nhiều đạm hơn là nguyên nhân đằng sau việc này, ông nói.

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, để sản xuất ra mỗi kilogam lúa gạo hoặc lúa mì chỉ cần 1m3 nước, trong khi người ta cần tới 12,6 m3 nước để có được một kilogam thịt bò.

“Các thay đổi trong thói quen tiêu thụ thức ăn là nguyên nhân chính làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm nước ở Trung Quốc,” Liu nói.

Dự tính, tổng lượng nước yêu cầu cho sản xuất lương thực thực phẩm ở Trung Quốc sẽ tăng thêm 40% tới 50% trong 30 năm tới, ông nói thêm.

“Chúng ta lấy đâu ra lượng nước lớn như vậy? Đây thực sự là một câu hỏi lớn, một thách thức lớn…”

“Nếu các nước đang phát triển khác cũng chuyển sang chế độ ăn giống người phương Tây như Trung Quốc, tình trạng khan hiếm nước trên toàn cầu sẽ trở nên trầm trọng hơn nữa.”

Biến đổi khí hậu

Các tác giả lưu ý rằng, nghiên cứu này của Viện IWMI chưa tính tới những tác động của biến đổi khí hậu lên trữ lượng nước, do đó viễn cảnh ảm đạm mà công trình nghiên cứu chỉ ra rất có thể vẫn còn là những dự đoán lạc quan.

Các dự đoán về khí hậu do Ngân hàng Phát triển châu Á ADB đưa ra tại Stockholm hôm vừa rồi cho thấy diện tích lúa mì và lúa gạo được tưới tiêu trong khu vực có thể sẽ giảm tương ứng 21% và 16% vào năm 2050.

“Đây thực sự là một vấn đề lớn, và chắc chắn nó sẽ gây ra tác động lớn tới giá cả lương thực thực phẩm trong tương lai,” David McCauley, chuyên gia về biến đổi khí hậu của ADB, nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News