Chế độ Hoàng đế ở Trung Quốc kéo dài 2.133 năm, vậy ai là Hoàng đế đầu tiên, ai là Hoàng đế cuối cùng?

Hoàng đế là một trong số những tước vị của nguyên thủ quốc gia theo chế độ quân chủ, ý chỉ người thống trị tối cao của đế quốc.

Chế độ Hoàng đế ở Trung Quốc kéo dài 2.133 năm, vậy ai là Hoàng đế đầu tiên, ai là Hoàng đế cuối cùng?

Nếu như vị trí Hoàng đế cho phụ nữ đảm nhiệm, sẽ được gọi là "Nữ hoàng (Nữ đế)".

Điều đáng nhắc tới là, Hoàng đế của Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam đều có họ, còn Hoàng đế của Nhật Bản và các nước châu Âu từ xưa đến nay chỉ có tên, không có họ.

Danh hiệu Hoàng đế lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc dưới thời nhà Tần, do Tần Thủy Hoàng sáng tạo ra và đưa vào sử dụng, được quân chủ của các triều đại về sau học theo.

Vua Tần là Tần Doanh Chính tạo nên chế độ Hoàng đế, tự mình trở thành Hoàng đế đầu tiên của Trung Nguyên, đồng thời bãi bỏ thuỵ hiệu để người đời sau tưởng nhớ, xưng là "Thủy Hoàng đế".

Gần như cùng thời điểm đó, Đầu Mạn trở thành thiền vu đầu tiên của Trung Quốc. (Đầu Mạn thiền vu là Thiền vu Hung Nô đầu tiên được biết đến, trị vì từ khoảng 220 đến 209 TCN. Vào lúc nước Tần chinh phục 6 nước khác và cai quản Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN, người Hung Nô du mục đã phát triển thành một thế lực xâm lấn hùng mạnh ở phương bắc và bắt đầu mở rộng cả về phía đông và tây.)

Kể từ thời điểm Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên và lập ra danh xưng Hoàng đế, Trung Quốc bắt đầu thời kỳ chế độ Hoàng đế kéo dài tới 2.133 năm.

Chế độ Hoàng đế của Trung Quốc tiếp diễn và kéo dài mãi cho tới khi Phổ Nghi thoái vị vào ngày 12/2/1912, đế chế Trung Quốc mới kết thúc. Trong lịch sử Trung Quốc xuất hiện tổng cộng 83 vương triều, tổng cộng 397 Hoàng đế.

Hoàng đế là đại diện nổi bật của chính quyền trung ương Trung Quốc, là trung tâm của chính phủ và xã hội, được hưởng quyền lực và vinh dự cao nhất.

Bảo vệ uy nghiêm của Hoàng đế, với những danh xưng liên quan đến Hoàng đế cũng có quy định cụ thể, ví dụ như mệnh của Hoàng đế ban ra gọi là "chế", lệnh ban ra gọi là "chiếu"; sinh hoạt thường ngày, trang phục, xuất hành cũng có quy định riêng biệt, ví dụ như miện phục.

Hoàng đế tự xưng "trẫm", những người khác gọi khi xuất hiện trước mặt Hoàng đế là "bệ hạ", "thánh thượng", "hoàng thượng", khi gọi riêng thì tôn xưng Hoàng đế là "thánh nhân", "quan gia", "chí tôn", "quân vương", "thiên tử"...

Thời nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng có ý định tập trung mọi quyền lực của đất nước vào tay mình (tức Hoàng đế), có câu "chuyện lớn nhỏ trong thiên hạ đều giải quyết", nhưng do khối lượng công việc thống trị quốc gia quá nhiều, trên thực tế chế độ này không hề thích hợp.

Sau thời nhà Tần, quyền lực và chức năng của Hoàng đế dần dần được một bộ máy chính quyền trung ương phụ giúp hoàn thành.

Chế độ Hoàng đế ở Trung Quốc kéo dài 2.133 năm, vậy ai là Hoàng đế đầu tiên, ai là Hoàng đế cuối cùng?
Tranh minh họa.

Thời nhà Hán, hình thức chính quyền trung ương như vậy là Tam công Cửu khanh, nhà Tuỳ bắt đầu quan chế Tam tỉnh Lục bộ.

Bởi vậy, cho dù Hoàng đế tuổi nhỏ, chính quyền trung ương vẫn có thể vận hành như bình thường, nhưng đồng thời quyền lực của quan trên trong chính quyền trung ương (ví dụ như Tể tướng) có thể sẽ quá lớn, có khả năng đe doạ tới quyền lực của Hoàng đế, thậm chí nhờ chính biến để tự mình làm Hoàng đế, ví dụ như Vương Mãng giành ngôi nhà Hán.

Trong lịch sử, trong cùng một giai đoạn, thường chỉ có một người xưng là Hoàng đế.

Nhưng trong một thời kỳ nào đó, ví dụ như thời kỳ Nam-Bắc triều, có tới vài Hoàng đế cùng tồn tại đồng thời.

Thời kỳ Tam Quốc, Tào Nguỵ, Thục Hán, Đông Ngô cũng từng có ba Hoàng đế cùng tồn tại.

Vào thời kỳ cuối của một vương triều, thế lực các phương phân tranh làm sinh ra nhiều chính quyền, tự phong là Hoàng đế, như Lý Tự Thành của Đại Thuận và Trương Hiến Trung của Đại Tây thời Minh mạt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã nguồn gốc sức mạnh khó hiểu của thủy tinh

Giải mã nguồn gốc sức mạnh khó hiểu của thủy tinh

Một ô cửa sổ hoặc một con lật đật có thể vỡ khá dễ dàng, nhưng kính đặc thực sự cứng và mạnh hơn rất nhiều so với về mặt kỹ thuật nếu chúng ta xem xét cấu tạo phân tử của nó.

Đăng ngày: 06/10/2020
Kỳ lạ bộ tộc có đôi mắt xanh cực hiếm ở Indonesia

Kỳ lạ bộ tộc có đôi mắt xanh cực hiếm ở Indonesia

Đôi mắt xanh ở nhiều người cùng lúc là tình trạng cực hiếm gặp ở một bộ tộc chỉ có ở Indonesia, trong khi đất nước này đại đa số dân cư có mái tóc đen và đôi mắt đen.

Đăng ngày: 06/10/2020
Cáu cặn từ ống gang giải phóng crôm độc hại vào nước

Cáu cặn từ ống gang giải phóng crôm độc hại vào nước

Nghiên cứu mới cho thấy cáu cặn bên trong ống dẫn nước làm bằng hợp kim gang có thể phản ứng với chất khử trùng để tạo ra Cr(VI).

Đăng ngày: 06/10/2020
Những mùi hương khiến các loài rắn độc sợ hãi bỏ chạy

Những mùi hương khiến các loài rắn độc sợ hãi bỏ chạy

Dưới đây là những mùi hương có thể khiến loài rắn độc sợ hãi đến mức phải bỏ chạy.

Đăng ngày: 04/10/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng lực Trái đất đột nhiên biến mất trong vòng 5 giây?

Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng lực Trái đất đột nhiên biến mất trong vòng 5 giây?

Trong khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi này, việc thiếu vắng trọng lực sẽ gây ra những tác hại gì đến Trái đất cùng toàn thể sự sống trên Hành tinh Xanh?

Đăng ngày: 04/10/2020
7 đặc điểm cho thấy con người chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hóa, nhưng nó không tốt đẹp như bạn nghĩ đâu

7 đặc điểm cho thấy con người chúng ta vẫn đang tiếp tục tiến hóa, nhưng nó không tốt đẹp như bạn nghĩ đâu

Tiến hóa cũng có "this" có "that". Không phải cứ thay đổi là tốt, và đáng buồn thay là loài người đang tiến hóa theo chiều hướng không tốt lắm.

Đăng ngày: 03/10/2020
Xăng thơm là gì?

Xăng thơm là gì?

Xăng thơm là một trong những loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Xăng thơm được bán rộng rãi trên thị trường.

Đăng ngày: 03/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News