Chế tạo máy bay từ rác
Một người đàn ông không hề có kiến thức về hàng không hay cơ khí tại Kenya tạo ra phi cơ từ những thứ bị vứt.

Chiếc máy bay được lắp ráp từ phế liệu của Gabriel Nderitu. (Ảnh: citizentv.co.ke).
Kênh truyền hình Citizen tại Kenya cho biết, Gabriel Nderitu, một kỹ sư công nghệ thông tin 42 tuổi, nảy ra ý định lắp ráp máy bay từ phế liệu. Anh nghiên cứu cách lắp ráp máy bay trên mạng trong 6 tháng rồi dành khoảng một năm để lắp ráp chiếc phi cơ hai chỗ ngồi. Động cơ của máy bay được lấy từ một chiếc xe hơi Toyota hỏng.
Nderitu thuê 5 người đàn ông lựa chọn vật liệu và lắp ráp. Họ dùng một tấm nhôm để tạo cánh lớn và các cánh nhỏ. Chàng kỹ sư thừa nhận chiếc phi cơ không phải là một phát minh mới mẻ, bởi anh chỉ bắt chước cách lắp ráp máy bay trên mạng thôi.

Anh Gabriel Nderitu. (Ảnh: citizentv.co.ke).
“Tôi thích máy bay từ khi còn nhỏ. Đây là cơ hội để tôi đánh thức giấc mơ từ thuở thiếu niên”, Nderitu nói.
Chiếc phi cơ có khối lượng gần 800 kg sau khi quá trình lắp ráp kết thúc. Mọi bộ phận đều có thể được tháo rời khiến cho việc vận chuyển nó trở nên dễ dàng. Anh dự định thử nó tại thành phố Kitengala, Kenya.
Hai người Kenya từng thử lắp ráp máy bay, song nếu sản phẩm của Nderitu vọt lên không trung, nó sẽ là máy bay tự lắp đầu tiên tại Kenya bay được. Nderitu khẳng định anh chỉ muốn lắp ráp xong máy bay, chứ không quan tâm tới việc nó sẽ bay được hay không.
Video máy bay được lắp từ rác

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
