Chế tạo vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới
Đại học Kyoto đang hợp tác với một công ty lâm nghiệp để phát triển vệ tinh gỗ và đưa vào quỹ đạo năm 2023 trong nỗ lực giảm lượng rác vũ trụ.
Takao Doi, phi hành gia Nhật Bản kiêm giáo sư ở Đại học Kyoto, cho biết lợi thế của vệ tinh gỗ là nếu rơi khỏi quỹ đạo và bốc cháy trong quá trình hồi quyển, nó sẽ không giải phóng nhiều hạt có hại như vệ tinh kim loại.
Mô phỏng rác vũ trụ bao quanh Trái đất. (Ảnh: Getty).
"Chúng tôi rất quan tâm tới thực tế tất cả vệ tinh rơi trở lại khí quyển Trái đất đều bốc cháy, tạo ra những hạt oxit nhôm nhỏ li ti trôi nổi ở tầng thượng quyển suốt nhiều năm và ảnh hưởng tới môi trường Trái đất", Doi chia sẻ.
Đại học Kyoto và công ty Sumitomo Forestry lên kế hoạch thí nghiệm để xem các loại gỗ khác nhau chịu điều kiện cực hạn tốt tới mức nào, từ đó phát triển loại gỗ có thể chống chọi biến động lớn về nhiệt độ và ánh sáng Mặt Trời.
Rác vũ trụ trở thành vấn đề ngày càng đáng lo ngại với các chuyên gia. "Những mảnh rác vũ trụ ngày càng tăng. Va chạm giữ hai vật thể khối lượng lớn từ 1 tới 10 tấn gây ra nguy cơ cao nhất cho môi trường", Daniel Oltrogge, giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn và Thành tựu vũ trụ (CSSI), cho biết.
Theo Oltrogge, có khoảng 760.000 vật thể lớn hơn một centimet trên quỹ đạo. Con số đó không ngừng tăng lên do các công ty thương mại phóng cụm vệ tinh. Công ty SpaceX của Elon Musk đã phóng gần 900 vệ tinh internet tốc độ cao Starlink và đang lên kế hoạch phóng tổng cộng 12 - 42.000 vệ tinh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.
