Chernobyl cháy lớn, mức phóng xạ trong khu vực cao gấp 16 lần mức bình thường

Hôm thứ Bảy, một ngọn lửa bùng lên ở vùng rừng nằm trong khu vực cấm vào tại Chernobyl. Đây là khu vực nhiễm xạ rộng tới 2.600km vuông, và theo các tờ báo lớn đưa tin, đám cháy diễn ra gần khu làng Volodymyrivka. 

Đây là tin dữ. Mức độ phóng xạ đã vượt qua giới hạn bình thường ở khu vực trung tâm đám cháy”, ông Yegor Firsov, trưởng ban thanh tra sinh thái học Ukraine cho hay. 

Cụ thể, trong những khu vực ngọn lửa liếm qua, mức phóng xạ lên tới 2,3 microsievert/h (đơn vị sievert có ký hiệu “Sv”, là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa mà mô trên cơ thể chúng ta hấp thụ vào; đơn vị microsievert có ký hiệu μSv). Thông thường, mức phóng xạ bình thường trong khu vực này chỉ là 0,14 μSv/h, tức là mức đo được ở trung tâm đám cháy được cao hơn 16 lần mức cho phép.

Chernobyl cháy lớn, mức phóng xạ trong khu vực cao gấp 16 lần mức bình thường
Một khu vực gần đám cháy có mức phóng xạ 0,34 μSv, vẫn cao hơn mức cho phép.

Khi nhà máy hạt nhân nổ vào ngày 26 tháng Tư năm 1986, toàn bộ cư dân trong bán kính nhiều kilomet quanh vụ nổ đã phải sơ tán. Cho tới nay, chính quyền địa phương vẫn hạn chế tối đa việc ra vào khu vực cấm này do lo sợ việc phát tán vật liệu nhiễm xạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Không còn bóng dáng loài người, động thực vật phát triển trở lại, và việc cháy rừng trong khu vực nhà máy hạt nhân cũ đã trở thành chuyện thường thấy.

Thời điểm hiện tại, nhân viên cứu hỏa đang phải đối mặt với tận 2 vụ cháy. Đám lửa lớn hơn lan ra tới 200.000m2, cần tới lượng lượng 124 lính cứu hỏa và 42 máy bay dập lửa, trong khi đó đám cháy nhỏ lan ra diện tích hơn 48.500m2. Hiện nhân viên cứu hỏa vẫn đang cố gắng kiểm soát hai ngọn lửa.

Tuy nhiên, ông Firsov cũng khuyên người dân không nên hoảng sợ, mà vẫn có thể mở cửa sổ cho nhà thông thoáng trong đợt cách ly xã hội này. Ông cho rằng con người chính là nguyên nhân gây ra ngọn lửa, và rằng cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn, kẻo “những đám cháy lớn sẽ tiếp tục diễn ra mỗi mùa thu và mùa xuân”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gọi là

Vì sao gọi là "gió mùa Đông Bắc"?

Trong các bản tin thời tiết, người dẫn chương trình thường nói "gió mùa Đông Bắc" mang theo khối không khí lạnh tràn xuống nước ta... Vậy, thuật ngữ "gió mùa Đông Bắc" có nghĩa là gì?

Đăng ngày: 07/04/2020
Tầng ozone đang phục hồi làm chuyển hướng các luồng gió trên toàn cầu

Tầng ozone đang phục hồi làm chuyển hướng các luồng gió trên toàn cầu

Lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực đang tiếp tục phục hồi và nó dẫn đến những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển - luồng không khí trên bề mặt Trái đất gây ra gió.

Đăng ngày: 02/04/2020
Các nhà khoa học đã tìm ra cách tận dụng khí nhà kính để tái chế pin cho smartphone, xe điện

Các nhà khoa học đã tìm ra cách tận dụng khí nhà kính để tái chế pin cho smartphone, xe điện

Kỹ thuật mới của các nhà nghiên cứu Pháp hứa hẹn sẽ giúp việc thu giữ khí nhà kính, cụ thể là CO2 trở nên kinh tế hơn trước khi nó được trả lại bầu khí quyển.

Đăng ngày: 31/03/2020
Thác nước cao 150m biến mất do hố tử thần

Thác nước cao 150m biến mất do hố tử thần

Hố tử thần xuất hiện trên đoạn sông gần San Rafael, thác nước cao nhất Ecuador, làm thay đổi dòng chảy.

Đăng ngày: 30/03/2020
Cầu vồng nằm ngang trên mặt hồ

Cầu vồng nằm ngang trên mặt hồ

Dải cầu vồng rực rỡ bao phủ hồ nước là hiện tượng quang học hình thành do tinh thể băng khúc xạ ánh sáng Mặt Trời.

Đăng ngày: 28/03/2020
Mưa đá tại Lai Châu làm hơn 1.000 ngôi nhà hư hỏng

Mưa đá tại Lai Châu làm hơn 1.000 ngôi nhà hư hỏng

Ảnh hưởng của mưa đá kèm dông lốc trong đêm 24/3 đã gây thiệt hại nặng nề tới một số tỉnh miền núi. Riêng Lai Châu, tổng thiệt hại do mưa dông lên đến 8,6 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/03/2020
Chùm tia hoàng hôn ngược

Chùm tia hoàng hôn ngược "nhuộm" hồng bầu trời

Nhiếp ảnh gia chụp lại khung cảnh ấn tượng khi những tia sáng đầy màu sắc xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời.

Đăng ngày: 21/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News