Chernobyl: Rừng cây kỳ lạ 30 năm không phân hủy

Cách đây gần 30 năm, mọi sự chú ý của thế giới đổ dồn vào vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Ukraina, một trong những thảm họa nguyên tử nghiêm trọng nhất lịch sử loài người. Thế giới đã thay đổi kể từ sự cố ấy, nhưng tại Chernobyl, một thứ vẫn không suy chuyển nhiều: các cây chết và lá tại khu nhiễm xạ không phân hủy như thực vật bình thường ở những nơi khác.

“Chúng tôi từng giẫm lên tất cả các thân cây chết trên mặt đất sau vụ nổ đầu tiên ở Chernobyl năm 1986. Nhiều năm sau, những thân cây này vẫn giữ vóc dáng tương đối tốt. Trong khi đó, một cây bình thường ngã gục trong vườn nhà bạn sẽ biến thành mùn cưa chỉ trong khoảng 10 năm”, giáo sư sinh vật học Tim Mousseau thuộc Đại học South Carolina (Mỹ), nói.

Chernobyl: Rừng cây kỳ lạ 30 năm không phân hủy

Giáo sư Mousseau cùng chuyên gia Anders Møller thuộc Đại học Paris-Sud tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về sinh vật học của các khu vực phóng xạ như Chernobyl và Fukushima (Nhật). Hầu hết công việc của họ tập trung ở rừng Đỏ, khu rừng nổi tiếng bao quanh Chernobyl có các cây cối chuyển thành màu nâu đỏ trước khi chết.

Cả hai nhà nghiên cứu nhận thấy, các thân cây chết ở rừng Đỏ gần như không thay đổi, ngay cả sau một vài thập niên. Để hiểu rõ hơn điều gì đã xảy ra, họ thu thập hàng trăm mẫu lá rơi, nằm rải rác trên thềm rừng không nhiễm phóng xạ và cho chúng vào các túi dán kín. Các túi lá cây này sau đó được đặt quanh khu vực Chernobyl trong khoảng 9 tháng.

Kết quả thu được rất đáng kinh ngạc: Các mẫu lá được đặt ở những nơi nhiễm phóng xạ cao ít bị phân hủy hơn 40% so với những mẫu ở nơi không bị nhiễm xạ. Mức độ phân hủy của các mẫu lá cũng tương ứng với mức nhiễm phóng xạ ở mỗi khu vực, theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Oecologia.

Từ lâu, giới khoa học đã biết, phóng xạ có nhiều ảnh hưởng gây hại tới các vi sinh vật, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, phương pháp xạ trị có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng ở bệnh nhân ung thư, do làm giảm số lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột.

Nhóm nghiên cứu của ông Mousseau quan ngại, việc tích tụ lá rơi ít phân hủy ở thềm rừng quanh Chernobyl suốt 28 năm qua sẽ tạo ra một mối đe dọa thực sự: Chúng có thể trở thành nhiên liệu lý tưởng cho một vụ hỏa hoạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News