Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người
Vaccine chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS sắp được thử nghiệm trên người. Tương lai vĩnh biệt căn bệnh này đã đến rồi.
Vấn nạn của thế kỷ 21 là ung thư, nhưng không vì vậy mà con người xem nhẹ một căn bệnh thế kỷ khác là HIV/AIDS. Các nhà khoa học vẫn đang hết sức nỗ lực tìm ra các loại thuốc điều trị, hay thậm chí là phòng chống căn bệnh này từ trước khi nó xảy ra.
Và nay, theo báo cáo mới nhất từ NIAID (Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia - Mỹ), các chuyên gia đã bắt đầu lên kế hoạch thử nghiệm vaccine chống HIV trên người, sau những kết quả đại thành công với chuột bạch, chuột lang và khỉ. Dự tính, thử nghiệm sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Vaccine chống HIV trên người sẽ được thử nghiệm sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Cụ thể, vaccine sẽ nhắm đến HIV-1 - một loại protein quan trọng trên bề mặt HIV, với vai trò giúp virus ký sinh được trong tế bào của vật chủ. HIV-1 được xác định vào năm 2016, khi các chuyên gia phân tích một loại kháng thể HIV do cơ thể bệnh nhân nhiễm bệnh trong nhiều năm tạo ra. Hệ miễn dịch tự nhiên của bệnh nhân này đã tạo ra một kháng nguyên đặc biệt, có thể gắn vào một bên của virus, mà cụ thể thì chính là peptide HIV-1.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu do John Mascola và Peter Kwong đứng đầu đã giật mình nhận ra rằng loại kháng nguyên này chứa mọi điều kiện cần thiết để giúp chúng ta sản xuất vaccine: vừa hoạt động ổn định khi virus nhân bản, lại không bị các tế bào miễn dịch khác xâm lấn.
Kế đó, cả hai đã thử tiến hành chế tạo một loại protein có thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhắm đến kháng nguyên HIV-1, rồi tạo ra các mẫu vaccine tương ứng. Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy các kháng thể đã tấn công và trung hòa đến 31% trong số 208 dòng HIV trên thế giới.
Kháng thể (màu vàng) bám vào màng virus (xám). Các gai virus có màu xanh, và phần màu đỏ là kháng nguyên.
Các thử nghiệm khác trên chuột lang và khỉ đuôi vàng cũng cho kết quả hết sức tích cực. Và đó là dấu hiệu cho thấy vaccine sẽ hoạt động hiệu quả trên cơ thể người.
"Nghiên cứu này là một bước tiến hết sức quan trọng để tạo ra vaccine chống virus HIV" - Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID cho biết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
