Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình

Trên trang mạng xã hội của Asmelash Zerefu, mọi người dành cho ông rất nhiều những lời ca tụng như với anh em nhà Wright ở Mỹ vì nỗ lực sáng chế một chiếc máy bay của riêng mình.

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Asmelash Zerefu bên cạnh chiếc máy bay của mình.

Có thể nói rằng, Zerefu thực sự là một người đàn ông với một sự tự tin rất lớn. Người đàn ông mang quốc tịch Ethiopia này đã phải chịu đựng rất nhiều rào cản ngăn cho ông trở thành một phi công. Mặc dù ông chưa bao giờ được đi máy bay, chưa nói đến lái máy bay, nhà sáng chế máy bay nghiệp dư này không hề từ bỏ giấc mơ của mình.

15 năm trước, Zerefu đã quyết định rời khỏi chiếc ghế nhà trường để theo đuổi đam mê máy bay của mình mặc dù lúc đó kết quả học tập của ông rất xuất sắc, với điểm trung bình môn 3.8/4.0.

Zerefu dự định rời đại học Alemaya để xin vào học viên hàng không Ethiopia, nhưng đã ngay lập tức bị từ chối từ vòng gửi xe. Ông bày tỏ: "Tôi đã bị từ chối, tôi không đủ chiều cao để có thể trở thành phi công. Tôi chỉ thiếu có 1cm thôi."

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Zerefu quyết tâm theo đuổi đam mêm máy bay của mình.

Sự từ chối này đối với nhiều người khác có lẽ là dấu chấm hết cho tham vọng trở thành phi công của họ, nhưng Zerefu thì khác. Ông nói: "Đây chính là thời điểm quan trọng nhất của tôi, đây là lúc tôi quyết định sẽ chế tạo một chiếc máy bay cho riêng mình để có thể biến giấc mơ cả đời của tôi trở thành hiện thực. Lúc đó là năm 2001."

Và từ khi bị từ chối, Zerefu đã cống hiến cả cuộc đời mình cho tham vọng hàng không của mình. Từ một người quá thấp để được nhận vào đào tạo thành phi công, Zerefu đã quyết định chế tạo một chiếc máy bay từ hai bàn tay trắng, và ở một quốc gia nghèo thứ 9 trên thế giới.

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Zerefu quyết định chế tạo một chiếc máy bay từ hai bàn tay trắng.

Zerefu đã phải sử dụng hết công suất trí óc của mình để có thể phát triển những chi tiết tỉ mỉ của chiếc máy bay. Ông dành hơn một thập kỉ để nghiên cứu các cuốn sách sửa chữa máy bay, lướt mạng điên cuồng để tìm những bản thiết kế máy bay, và học cách lắp ráp máy bay thông qua Youtube.

Và sau 10 năm lên kế hoạch, đã đến thời điểm Zerefu phải bắt tay vào việc chế tạo chiếc máy bay tự chế đầu tiên của Ethiopia. Sau khi kết hợp thiết kế của Clark-Y Airfoil Wing vào thiết kế của mình, và tham khảo thêm một vài mẫu thiết kế máy bay khác, Zerefu đã bắt đầu nhiệm vụ dài đằng đẵng và gian khổ đó là đi tìm kiếm và thu thập các bộ phận và vật liệu cần thiết để có thể chế tạo nên chiếc máy bay của riêng mình.

Ông nói: "Tôi đi thu thập vật liệu từ các gara ô tô và những xưởng sản xuất cơ khí, và ở chợ Merkato – chợ lớn nhất châu Phi. Tôi sử dụng cả đồ mới lẫn đồ cũ để chế tạo máy bay của mình."

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Ông thu thập vật liệu từ các gara ô tô và xưởng cơ khí để chế tạo máy bay.

Sau khi dựng lên khung máy bay của mình bằng gỗ, Zerefu gắn chiếc máy bay của mình lên theo khung của một chiếc xe Suziki cũ. Bộ cánh máy bay đã tiêu tốn hàng tháng trời thiết kế và chế tạo, nhưng một khi đã hoàn thành, Zerefu chỉ việc gắn bộ cánh vào bộ khung đã có của mình. Đã xong phần thân của máy bay và bây giờ Zerefu mới chú ý đến vấn đề động cơ của nó.

Zerefu nói: "Chiếc máy bay của tôi sử dụng động cơ của chiếc Volkswagen Beetle cũ, đây là một cụm động cơ 40 mã lực, 4 thì, 4 xy lanh và vòng tua máy có thể đạt đến 3000 rpm."

Cánh quạt bằng gỗ được ông tự chế tạo là bộ phận kĩ thuật cần thiết cuối cùng được ông gắn vào. Nó nặng gần 7kg, được chế tạo để chịu đựng được động cơ 1.285 cc. Sau đó cuối cùng ông phủ một lớp sơn trắng cho máy bay. Chiếc máy bay lúc này chỉ còn chờ được đặt tên nữa là đã có thể cất cánh.

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Zerefu dành hơn 10 năm nghiên cứu các cuốn sách sửa chữa máy bay và học cách lắp ráp qua Youtube.

Zerefu nói: "Tôi đặt tên nó là K-570A. K đại diện cho tên của mẹ tôi, Kiros. 570 là số ngày tôi phải bỏ ra để hoàn thiện chiếc máy bay này, A đại diện cho máy bay (Aircraft)."

Chiếc máy bay K-570A hoàn chỉnh có 2 chỗ ngồi, là loại máy bay cá nhân nhẹ có dù che. Chiếc máy bay này được Zerefu thiết kế để nó bay chậm và thấp. Sản phẩm này tiêu tốn của Zerefu 160.000 birr (tương đương gần 7.000 USD), ông phải mất gần nửa tuổi đời mình để chế tạo ra tác phẩm này.

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Tên của chiếc máy bay là K-570A.

Ông nói trong hạnh phúc: "Tôi đã phải trải qua rất nhiều thử thách để chế tạo ra chiếc máy bay này, mọi người thân quanh tôi đều bảo tôi điên. Chiếc máy bay này cũng đã trải qua nhiều lần thử nghiệm và nhiều lỗi. Vấn đề kinh tế cũng là một hạn chế khác của tôi. Nhưng dù có những khó khăn và rào cản như vậy, tôi vẫn đang tiến tới mục tiêu biến giấc mơ của mình thành hiện thực."

Sự thất vọng lớn nhất của ông có lẽ là vào tháng 6 năm ngoái, ông cho chiếc K-570A của mình bay thử lần đầu tại một đường băng thật. Sau khi xảy ra những ma sát bất thường, chiếc cánh quạt đã bị vỡ, cấu trúc thoát khói của máy bay bị hỏng, và gần như ông lại phải chế tạo lại chiếc máy bay của mình.

Chỉ nhờ xem video trên YouTube, một người đàn ông Ethiopia đã tự chế máy bay cho riêng mình
Bản vẽ mô phỏng chiếc máy bay tự chế của Zerefu.

Nhưng cho dù thế nào đi chăng nữa, Zerefu vẫn tiếp tục lạc quan theo đuổi giấc mơ của mình để một ngày có thể chạm vào bầu trời.

Zerefu đã được một chuyên gia hàng không đưa ra lời khuyên về trường hợp của mình, ông được khuyên nên giảm bớt trọng lượng của chiếc K-570A đi. Sau đó, Zerefu đã làm theo và chiếc máy bay của ông dần dần hoạt động tốt hẳn lên.

Mặc dù chiếc máy bay của Zerefu chưa thể cất cánh được nhưng giấc mơ của ông đã tiến được thêm một bước mới. Ông được nhận một học bổng toàn phần để học tại trường đại học ứng dụng khoa học Inholland tại Hà Lan, chuyên ngành kĩ sư hàng không.

Mong rằng với những nỗ lực của mình, Asmelash Zerefu có thể hoàn thiện giấc mơ từ hồi còn trẻ thơ của mình trong tương lai gần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

đường nứt sáng loá trên bầu trời

Đăng ngày: 30/11/2016
Những chuyến bay không tên đến căn cứ quân sự tối mật của Mỹ

Những chuyến bay không tên đến căn cứ quân sự tối mật của Mỹ

Trong khuôn viên sân bay quốc tế McCarran ở Las Vegas có một phi đội máy bay dân sự, nhưng điều đáng nói là không thể mua vé để lên những máy bay này bởi lẽ chúng chỉ dành cho những hoạt động đặc biệt ở Vùng 51 - căn cứ quân sự tối mật của Mỹ.

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News