Chỉ số cơ thể BMI không thể đánh giá được tình trạng bạn đang thừa hay thiếu cân
Được tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng, BMI từ lâu đã được coi như một công cụ đo lường sức khỏe. Đa số người thường dựa vào chỉ số BMI để xác định xem mình có đang thừa cân hay không. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người đang bị gán mác "thừa cân" hoặc "béo phì" dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI đang bị quy kết một cách sai lầm.
Theo Dịch vụ Y tế quốc gia Mỹ (NHS), chỉ số BMI cao hơn so với tỷ lệ cân nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Thế nhưng công cụ này thực chất lại không có khả năng nhận biết và phản ánh sự khác nhau giữa lượng mỡ, cơ và xương trong cơ thể. Đây chính là nguyên do dẫn đến tự thiếu chính xác trong đánh giá cơ thể của chỉ số BMI.
Chỉ số BMI làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tim mạch, tiểu đường và đột quỵ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "nghịch lý" này khi phân tích lượng mỡ trong cơ thể những người được cho là có thân hình mảnh mai. Họ sở hữu chỉ số BMI thuộc nhóm người gầy, thế nhưng kết quả đo đạc lại "tố cáo" họ đang có không ít mỡ thừa.
Ngược lại, những người có chỉ số BMI thuộc nhóm người thừa cân lại có lượng cơ rất đáng nể, điển hình như các vận động viên bóng bầu dục.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí y khoa Annals of Internal Medicine sau khi phân tích 50.000 đàn ông và phụ nữ để đưa ra kết quả. Nhóm nghiên cứu chủ yếu tiến hành các bài kiểm tra mật độ xương trên từng người, đây cũng là phương pháp có độ chính xác cao nhất trong việc tính lượng mỡ cơ thể.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự thật đáng ngạc nhiên: Những người có chỉ số BMI càng thấp (tức là gầy, thiếu cân) thì càng có nhiều nguy cơ... chết sớm hơn những người có chỉ số BMI trung bình. Điều này là bởi trong cơ thể những người gầy thường tiềm ẩn sẵn nhiều bệnh tật, xuất phát từ việc cơ thể bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu. Đồng thời, những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao cũng phải đối mặt với nguy cơ chết sớm, bất kể BMI của họ là bao nhiêu.
Chỉ số BMI không đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Theo tiến sĩ William Leslie từ Đại học Manitoba (Canada), BMI vẫn có thể là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe, tuy nhiên: "Việc nhiều người hay than thở dạo này béo quá hay giảm cân mãi vẫn béo rất có thể xuất phát từ việc họ chỉ tin tưởng vào chỉ số BMI. Quả là một sự đánh giá sức khỏe tối giản đến tiêu cực".
Nói cách khác, việc nhiều người dựa vào BMI để cho rằng mình béo hay gầy quả thực không hề xác đáng. Một nghiên cứu cách đây không lâu đã cho thấy, mặc dù phân nửa người tham gia đã được các phương pháp đo chiếu y tế xác nhận là béo phì, nhưng vẫn có chỉ số BMI thuộc nhóm khỏe mạnh.