Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Dưới đây thời gian cụ thể các hiện tượng thiên văn đáng chú ý có thế theo dõi khi quan sát tại Việt Nam:

  • Ngày 3, 4/1: Mưa sao băng Quadrantids. Đây là trận mưa sao băng loại trung bình. Năm 2018, việc quan sát trận mưa sao băng này bị ảnh hưởng đáng kể bởi ánh Trăng.
  • Ngày 31/1: Nguyệt thực toàn phần. Đây là hiện tượng hấp dẫn nhất năm 2018. Việt Nam nằm trong khu vực có thể theo dõi trọn vẹn hiện tượng này với tổng thời gian tính cả pha nửa tối kéo dài 5 giờ 17 phút 12 giây, trong đó cực đại của pha toàn phần rơi vào lúc 20h31 theo giờ Việt Nam. Đặc biệt hơn, nguyệt thực toàn phần này trùng vào thời điểm Mặt Trăng đi qua điểm cận địa (siêu Trăng/supermoon) do đó Mặt Trăng sẽ to và rõ hơn những lần quan sát thông thường một chút.

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018
Nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn đáng quan sát tại Việt Nam. (Nguồn: AFP/TTXVN).

  • Ngày 22, 23/4: Mưa sao băng Lyrids. Trận mưa sao băng trung bình có vùng trung tâm là chòm sao Lyra. Ở thời điểm này, Mặt Trăng lặn tương đối sớm nên nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, rạng sáng 23/4 sẽ là thời điếm lý tưởng để quan sát.
  • Ngày 6, 7/5: Mưa sao băng Eta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt từ 30 đến 60 sao băng mỗi giờ.
  • Tuy nhiên, năm 2018, ánh Trăng sẽ che mờ phần lớn những gì bạn có thế quan sát.
  • Ngày 9/5: Sao Mộc tới vị trí trực đối. Hành tinh lớn nhất Hệ Mặt Trời này sẽ nằm ở vị trí trực đối so với Mặt Trời (Trái Đất nằm giữa), do đó nó sẽ đạt độ sáng cao nhất và là thời điểm lý tưởng nhất để quan sát từ Trái Đất. Với những người có kính thiên văn, đây là cơ hội tốt nhất trong năm để quan sát hành tinh này.
  • Ngày 27/6: Sao Thổ tới vị trí trực đối. Giống với Sao Mộc như nói trên, Sao Thổ vào thời điêm này sẽ ở vị trí lý tướng nhất để được quan sát bằng mắt thường cũng như bằng kính thiên văn.
  • Ngày 27/7: Sao Hỏa tới vị trí trực đối. Hành tinh Đỏ sẽ nằm ở vị trí trực đối với Mặt Trời qua Trái Đất và đây là thời điểm tốt nhất trong năm để quan sát.
  • Ngày 28/7: Nguyệt thực toàn phần. Đây là nguyệt thực thứ hai trong năm 2018. Người quan sát ờ Việt Nam sẽ được theo dõi gần như trọn vẹn hiện tượng này vào rạng sáng ngày 28/7.
  • Ngày 28, 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids. Đây là một trận mưa sao băng loại trung bình. Năm nay, với việc cực điểm rơi vào gần thời điểm Trăng tròn, người quan sát sẽ không có nhiều cơ hội theo dõi được hiện tượng này.
  • Ngày 12,13/ 8: Mưa sao băng Perseids. Một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm với mật độ cực điểm có thể lên tới trên 60 hoặc đạt tới 100 sao băng mỗi giờ. Thời điểm tốt nhất đế quan sát hiện tượng này là tối 12, rạng sáng 13 tháng 8. Mặt Trăng sẽ lặn sớm và đó là điều kiện lý tường để quan sát.
  • Ngày 7/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối. Hành tinh xa nhất được biết tới trong Hệ Mặt Trời sẽ tới vị trí thuận lợi nhất để quan sát từ Trái Đất. Tuy nhiên, nó chỉ có thế được quan sát qua các kính thiên văn.
  • Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconids. Đây là một mưa sao băng nhỏ với mật độ ít khi quá 10 sao băng mỗi giờ.
  • Ngày 21, 22/10: Mưa sao băng Orionids. Mưa sao băng loại trên trung bình này có trung tâm là chòm sao Orion. Trâng gần tròn sẽ che mờ nhiều sao băng của nó, nhưng nếu có điều kiện quan sát tốt bạn vần có thể thấy được không ít vệt sáng của hiện tượng này vì nó sẽ có nhiều sao băng rất sáng.

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: space.com)

  • Ngày 23/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối. Người quan sát có thể thấy qua các kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.
  • Ngày 5, 6/11: Mưa sao băng Taurids. Đây là trận mưa sao băng nhỏ với mật độ cực điểm chưa tới 10 sao băng mỗi giờ.
  • Ngày 17, 18/11: Mưa sao băng Leonids. Trận mưa sao băng này xảy ra quanh khu vực của chòm sao Leo. Năm 2018, Leonids là một mưa sao băng loại trung bình với khoảng 30 sao băng mỗi giờ vào cực điểm.
  • Ngày 13, 14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids. Đây là mưa sao băng lớn nhất của năm. Năm 2018, Mặt Trăng sẽ không gây cản trở nào cho việc quan sát hiện tượng này.
  • Ngày 21, 22 tháng 12: Mưa sao băng Ursids. Đây là mưa sao băng nhỏ diễn ra trong khu vực chòm sao Ursa Minor. Trăng sáng sẽ che mờ hầu hết sao băng nên chỉ khi có điều kiện thời tiết và khí quyển lý tưởng người xem mới có thể nhìn được một số sao băng sáng nhất.

Đừng bỏ lỡ 7 sự kiện không gian tuyệt vời nhất năm 2018

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đừng bỏ lỡ 7 sự kiện không gian tuyệt vời nhất năm 2018

Đừng bỏ lỡ 7 sự kiện không gian tuyệt vời nhất năm 2018

Cuộc sống dưới Trái Đất luôn tiếp diễn như xưa giờ vẫn vậy, với những đống hỗn độn, mệt mỏi với việc nhà và các hóa đơn phải chi trả đúng hạn.

Đăng ngày: 01/01/2018
Người Nga định phóng lên trạm ISS một khách sạn hạng sang, bán 4 triệu USD một vé tham quan

Người Nga định phóng lên trạm ISS một khách sạn hạng sang, bán 4 triệu USD một vé tham quan

Dự án này đã được người Nga ấp ủ nhiều năm nay, nhưng chưa biết bao giờ sẽ thành sự thực.

Đăng ngày: 31/12/2017
Phổ biến kiến thức công nghệ vũ trụ tại Đài thiên văn Nha Trang

Phổ biến kiến thức công nghệ vũ trụ tại Đài thiên văn Nha Trang

Đài thiên văn Nha Trang đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị nhằm triển khai đào tạo nhằm thúc đẩy các hoạt động phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ phục vụ cộng đồng.

Đăng ngày: 30/12/2017
Hiện tượng

Hiện tượng "trăng sói" sẽ xuất hiện ở Mỹ vào ngày đầu năm mới

Hiện tượng siêu trăng có biệt danh

Đăng ngày: 30/12/2017
Nga khôi phục liên lạc với vệ tinh viễn thông Angosat-1 của Angola

Nga khôi phục liên lạc với vệ tinh viễn thông Angosat-1 của Angola

Tuyên bố của Energia cũng cho biết dựa trên các thông tin gửi về từ vệ tinh, các hệ thống của Angosat-1 đều đang hoạt động ổn định.

Đăng ngày: 30/12/2017
NASA tiết lộ thông tin tiểu hành tinh cỡ lớn vừa lao gần Trái đất

NASA tiết lộ thông tin tiểu hành tinh cỡ lớn vừa lao gần Trái đất

Theo Sky News, một tiểu hành tinh được NASA phát hiện vào ngày Giáng sinh sau đó lướt qua Trái đất với khoảng cách rất gần.

Đăng ngày: 29/12/2017
Siêu trăng, trăng máu, trăng xanh hội tụ 1 ngày

Siêu trăng, trăng máu, trăng xanh hội tụ 1 ngày

Nếu ngước nhìn bầu trời, bạn sẽ bắt gặp một siêu trăng máu kỳ ảo hiếm thấy.

Đăng ngày: 29/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News