Chiếc cầu thang này là ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do thế giới bình chọn

Ngoài việc xoay chiếc cầu thang Schröder 3D (tương đương việc lật ngược hình 2D), việc định vị cẩn thận bằng gương cho thấy một điều kỳ lạ: cả hai phối cảnh được nhìn thấy đồng thời mà ở đó, hiệu ứng Gestalt Shift đã bị đánh bại:

Ảo giác ấn tượng nhất năm là một cuộc thi được tổ chức thường niên bởi hiệp hội Neural Correlate. Trong đó, một ban giám khảo bao gồm nhiều nghệ sĩ, nhà khoa học, thần kinh học trên khắp thế giới sẽ bỏ phiếu để bình chọn ra các tác phẩm dự thi xuất sắc nhất, đạt tiêu chí làm lú lẫn não bộ con người.

Quán quân của giải thưởng này luôn là một ảo giác rất được chờ đón. Và năm nay, nó đã được trao cho tác phẩm Cầu thang 3D Schröder, được thiết kế bởi nhà toán học, ảo giác học người Nhật Kokichi Sugihara.

Cầu thang Schröder thực ra là một ảo giác đã được sáng tác từ năm 1858 bởi nhà khoa học người Đức Heinrich G. F. Schröder. Tuy nhiên, dạng cổ điển của nó chỉ là một hình vẽ đen trắng 2D. Như bạn có thể thấy ở hình dưới đây.

Thoạt nhìn thì chiếc cầu thang Schröder chỉ là một hình vẽ bình thường của một chiếc cầu thang đi từ phải sang trái và từ dưới lên. Nhưng nếu cố gắng nhìn thật kỹ nó một lần nữa, bạn sẽ nhận ra hoá ra nó còn có một chiếc cầu thang thứ hai nữa, đi từ trái sang phải và như treo ngược trên trần nhà.

Chiếc cầu thang này là ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do thế giới bình chọn

Nếu bạn vẫn không thể hình dung nó, chỉ cần lật ngược điện thoại của bạn và chiếc Cầu thang Schröder bị ẩn sẽ hiện ra. Nhưng vấn đề là nó chỉ hiện ra trong một thoáng chốc, trước khi trở lại thành chiếc cầu thang mà não bộ của bạn đã ấn định theo một hiện tượng tâm lý được gọi là Gestalt Shift.

Cuối cùng, khi bạn lật đi lật lại chiếc Cầu thang Schröder như vậy, nó sẽ trở thành một ảo ảnh liên hoàn mà nhà toán học người Nhật Kokichi Sugihara muốn tạo ra.

Nhưng bước tiến của Kokichi Sugihara trong cuộc thi này đó là ông ấy đã tạo ra một chiếc Cầu thang Schröder ở dạng 3D. Nó là một tấm bìa cứng được cắt ghép theo nghệ thuật giấy 3D của Nhật Bản để nhìn từ một góc độ nào đó, chiếc cầu thang Schröder sẽ xuất hiện.

Chiếc cầu thang này là ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do thế giới bình chọn

Sugihara nói: "Đối tượng 3D của tôi cũng có hai cách giải thích, cả hai đều là những cầu thang nhìn từ trên xuống nhưng chiều của chúng thì chuyển từ phía này sang phía kia khi chúng ta xoay đối tượng 180 độ quanh trục thẳng đứng".

Nhưng chỉ vì nó trông giống như vậy không có nghĩa là nó thực sự như vậy.

Trên trang web của mình, Sugihara đã chia sẻ thẳng thắn cách ông làm ra mô hình cầu thang Schröder 3D này, để bất cứ ai biết cắt dán cũng có thể tự làm cho mình một mô hình như vậy tại nhà:

Chiếc cầu thang này là ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do thế giới bình chọn

Chiếc chìa khoá tạo ra ảo giác này hoá ra là: Chiếc cầu thang trông giống như một cầu thang lên xuống và có bậc thực, nhưng thực ra nó chỉ là một mặt phẳng với các hình vẽ gấp khúc và đổ bóng để đánh lừa thị giác và não bộ mà thôi.

Sugihara đã khéo léo khai thác hai "góc khuất" trong quá trình nhận thức hình ảnh của chúng ta, theo đó, não bộ thường đưa ra giải định màu tối nghĩa là bóng đổ, gợi ý về chiều sâu và các đường tụ thường được dùng để đo khoảng cách.

Do đó, các nhà ảo giác học chỉ cần phối trộn các màu tối và đường nét hội tụ lại với nhau để cho não bộ lười biếng của chúng ta tưởng tượng ra thứ họ muốn chúng ta thấy. Chắc chắn ảo giác mà chúng ta tưởng tượng ra không tồn tại, nhưng nó thực sự rất thú vị.

Chiếc cầu thang này là ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do thế giới bình chọn

"Vật thể này là một ví dụ về vật liệu thí nghiệm của tôi để điều tra hành vi của não, vốn có khả năng nhận thức sai hình ảnh 2D là vật thể 3D khi chúng được nhúng vào cấu trúc 3D thực", Sugihara giải thích. "Kết quả là, chúng tôi nhận tra được một ảo giác mới, khác với ảo giác của chiếc Cầu thang Schröder ban đầu."

Ngoài việc xoay chiếc cầu thang Schröder 3D (tương đương việc lật ngược hình 2D), việc định vị cẩn thận bằng gương cho thấy một điều kỳ lạ: cả hai phối cảnh được nhìn thấy đồng thời mà ở đó, hiệu ứng Gestalt Shift đã bị đánh bại!

Tuyệt vời. Xin chúc mừng, Kokichi Sugihara!

Để xem thêm những tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi Ảo giác ấn tượng nhất năm 2020 do hiệp hội Neural Corelate tổ chức, mời bạn nhấn vào đây!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự khác nhau về cách tư duy của đàn ông và phụ nữ

Sự khác nhau về cách tư duy của đàn ông và phụ nữ

Đàn ông và phụ nữ không chỉ đơn giản là khác nhau về giới tính, về ngoại hình hay là về tính cách, mà họ còn khác nhau về chức năng của não bộ trong cách tư duy và suy nghĩ.

Đăng ngày: 02/01/2021
Vì sao đồng hồ lại cần phải có kim giây?

Vì sao đồng hồ lại cần phải có kim giây?

Một tính năng hữu ích của kim dây là để biết đồng hồ vẫn đang chạy.

Đăng ngày: 02/01/2021
Cách để nhận biết đâu là loại cây có thể ăn được

Cách để nhận biết đâu là loại cây có thể ăn được

Chắc hẳn nhiều người cũng đã từng nghe về câu chuyện của Christopher McCandless, nhân vật nguyên mẫu tạo cảm hứng trong cuốn sách và bộ phim cùng tên “Into the Wild”.

Đăng ngày: 02/01/2021
Kỳ lạ những người hoàn toàn không có dấu vân tay

Kỳ lạ những người hoàn toàn không có dấu vân tay

Những người đàn ông trong một gia đình ở Bangladesh không có dấu vân tay.

Đăng ngày: 31/12/2020
Tính cách có thay đổi khi ta già đi?

Tính cách có thay đổi khi ta già đi?

Từ một đứa trẻ sang tuổi vị thành niên, sang thanh niên, rồi trưởng thành và già đi, mỗi chúng ta đều sẽ trải qua những thay đổi về diện mạo, suy nghĩ, công việc, các mối quan hệ và cách ứng xử xã hội.

Đăng ngày: 30/12/2020
Phát hiện cơ chế đằng sau những trận động đất lớn nhất hành tinh

Phát hiện cơ chế đằng sau những trận động đất lớn nhất hành tinh

Mới đây, các nhà nghiên cứu địa chất tuyên bố rằng họ đã xác định được cơ chế chính đằng sau một số trận động đất lớn nhất hành tinh.

Đăng ngày: 30/12/2020
Những yếu tố khiến san hô trong bể cá thay đổi màu sắc

Những yếu tố khiến san hô trong bể cá thay đổi màu sắc

Có nhiều lý do về môi trường khiến san hô có thể thay đổi màu sắc. Tuy nhiên trong bể cá san hô tại nhà, nguyên nhân phổ biến nhất tạo ra sự thay đổi màu sắc chủ yếu là do ánh sáng.

Đăng ngày: 30/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News