Chiếc mạng nhện khổng lồ bí ẩn
Các nhà côn trùng học đang tranh cãi về nguồn gốc của một tấm mạng nhện hiếm hoi trùm lên vài cây to, vô số cây bụi và lan tràn trên mặt đất dọc theo 180 mét đường mòn trong một công viên ở Bắc Texas, Mỹ.
Các quan chức của công viên Lake Tawakoni cho biết cái bẫy muỗi khổng lồ này là điểm thu hút lớn với vài du khách, trong khi nhiều người khác thì tìm cách tránh xa nó.
"Ban đầu, nó trông trắng muốt như thể cánh tiên", Donna Garde, giám sát tại công viên, cho biết. "Giờ đây nó đã chật ních các con muỗi đến nỗi ngả sang màu nâu chút ít. Có những lúc bạn có thể nghe thấy tiếng rít của hàng triệu con muỗi bị mắc vào chiếc lưới này".
Các chuyên gia cho biết tấm mạng có thể được tạo ra bởi những con nhện xã hội vốn làm việc cùng với nhau, hoặc có thể là kết quả của một vụ phát tán lớn trong đó các mạng nhện được tạo dựng nối tiếp nhau, cái này đến cái khác.
Herbert A. "Joe" Pase, một chuyên gia về côn trùng học, cho biết mạng nhện khổng lồ là một sự kiện rất bất thường. "Từ những gì tôi biết nó có thể là sự kiện cả đời mới thấy một lần", ông nói. Tuy nhiên, một giáo sư khác tại Đại học Texas A&M cho biết ông vẫn thường được báo cáo về các mạng nhện tương tự.
Chiếc mạng sẽ tồn tại cho đến mùa thu, khi những con nhện bắt đầu chết đi.
Chiếc mạng nhện khổng lồ xuất hiện vài tuần trước. (Ảnh: AP)
T. An

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
