Chiếc mũ bay gần 10 tỷ đồng của phi công F-35 Mỹ

Trên mạng xã hội vừa có một đoạn video cho thấy một phi công, được cho là của Anh, hạ cánh chiếc tiêm kích tàng hình F-35 xuống hàng không mẫu hạm.

Anh ta bước xuống máy bay, đi một vòng bắt tay mọi người rồi bỗng vấp ngã. Tất cả xúm lại đỡ anh ta lên. Người đưa video lên mạng bình luận: Lo cho anh phi công là chuyện nhỏ, lo cái mũ bay 400.000 USD (gần 10 tỷ đồng) bị hỏng mới là việc chính.

Có thể đây là một bình luận hài hước, nhưng chiếc mũ bay đắt giá và con số 400.000USD hoàn toàn là thực tế.

Tại một cuộc họp báo năm 2015, chỉ huy không quân Mỹ, tướng Mark A. Welsh III có vẻ không tìm được từ ngữ để mô tả chiếc mũ bay này. “Chiếc mũ còn hơn một chiếc mũ, nó là một không gian làm việc”, ông mô tả về chiếc mũ được thiết kế riêng cho các phi công điều khiển tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II. “Đó là sự diễn giải chuyện không chiến. Đó là sự nhận thức về tình huống. Gọi cái này là mũ bảo hiểm thì thật là… chúng ta phải tìm một từ mới”.


Phi công trên F-35.

Tạp chí Wired thì gọi nó là “thiết bị trên đầu". Báo Economist: “thứ trên đầu các Top Gun”. (Danh xưng Top Gun thường được dùng để chỉ các phi công tiêm kích xuất sắc-PV).

Gọi là gì thì gọi. Điều không thể khác được là chiếc mũ được trang bị rất nhiều thứ. Nó có một hệ thống cảm biến, công nghệ nhìn đêm, hệ thống hiển thị thông tin tích hợp, hệ thống theo dõi mục tiêu theo hướng chuyển động của đầu phi công, phần mềm ngắm bắn, tất cả được thiết kế sao cho phi công có tầm nhìn siêu đẳng: mọi thứ, mọi nơi. Các phi công khác kiểm tra thông tin trên màn hình HUD gắn trước cabin, về tốc độ bay, hướng bay, độ cao, tốc độ leo cao, thông tin về các máy bay khác (bạn hay thù). Phi công F-35 có thể xem thông tin này cả trên HUD và ngay trên tấm chắn của mũ bay. Ngoài ra, một phi công F-35 có thể ấn một nút trên cần điều khiển máy bay, hoặc chạm vào màn hình cảm ứng trên buồng lái để chọn ba chế độ hiện thị trên mũ bay: video thời gian thực về những gì đang diễn ra xung quanh máy bay, ảnh nhiệt hoặc ảnh đêm.

Chiếc mũ có khả năng điều chỉnh thông số hiện thị tùy theo hướng nhìn của phi công. Nó được kết nối với 6 camera bố trí xung quanh máy bay F-35. Có thể nói với chiếc mũ bay, phi công có thể “nhìn” mọi thứ không giới hạn. Với sự hỗ trợ của camera, khi nhìn xuống, phi công có thể nhìn xuyên qua sàn máy bay, theo tạp chí Airspace.

Loading...
TIN CŨ HƠN
16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới

Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Đăng ngày: 05/04/2025
Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng

Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News