Chiếc mũi nhân tạo được "nuôi" trên cánh tay
Một chiếc mũi nhân tạo được nuôi trên cánh tay người phụ nữ 50 tuổi, sau đó ghép vào khuôn mặt, giúp bệnh nhân có khứu giác trở lại sau 8 năm.
Người phụ nữ tên Cecile, sống tại Toulouse, vừa được các bác sĩ cấy ghép một chiếc mũi bằng vật liệu sinh học in 3D.
Năm 2013, bà mắc ung thư xoang và phải cắt bỏ mũi để ngăn khối u di căn. Mặc dù cuộc phẫu thuật giúp Cecile thoát khỏi bệnh nan y, nhưng nó đã lấy đi khứu giác và khiến bà tự ti, không muốn ra khỏi nhà. Khi đó, các bác sĩ đã thử ghép da cho Cecile để thay thế các mô bị mất, nhưng những mô đó đã chết.
Hình ảnh chiếc mũi nhân tạo được nuôi trên cẳng tay bệnh nhân. (Ảnh: Bệnh viện Toulouse)
Sau đó, các chuyên gia tạo ra một chiếc mũi bằng vật liệu sinh học in 3D và bảo quản lạnh cho đến năm nay, khi công nghệ cho phép thực hiện việc cấy ghép mũi. Họ chọn cấy chiếc mũi sinh học này dưới da cẳng tay vì vùng da này mỏng - khá giống với da gương mặt. Cecile phải đến bệnh viện theo dõi để đảm bảo mũi phát triển bình thường và không có tổn thương nào. Sau hai tháng, chiếc mũi đủ dài để ghép lên khuôn mặt bà.
Để thay thế phần da lấy từ cẳng tay, các bác sĩ đã sử dụng một miếng ghép từ đùi. Bệnh nhân phải nằm viện trong 10 ngày và được dùng thuốc kháng sinh.
Người bệnh cho biết bà rất hạnh phúc khi có thể ngửi thấy hương thơm từ khu vườn một lần nữa sau cuộc phẫu thuật. "Tôi đã tự cô lập trong nhà suốt 8 năm qua. Thật kỳ diệu, vật liệu sinh học này là phương sách cuối cùng và tôi rất cảm kích vì nghiên cứu cũng như công việc của các bác sĩ đã giúp tôi khôi phục lại mũi", bà nói.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, bà chưa thể sờ thấy mũi của mình. Các cuộc phẫu thuật tiếp theo sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Những tác dụng phụ đáng sợ khi ăn đu đủ, nhiều người không biết vẫn vô tư ăn
Đu đủ không những là món ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh. Tuy nhiên, một số người nếu ăn quá nhiều đu đủ chín sẽ khiến bệnh tình càng nặng hơn.

Điểm danh những loại virus nguy hiểm nhất hành tinh
Bên cạnh các virus "tử thần" như sars, ebola, hiv... vẫn còn những virus không hề kém cạnh về mức độ nguy hiểm đối với con người.

Điểm danh các loại ảo ảnh thị giác lừa đảo bộ não
Ảo ảnh thị giác (Optical Illusions) vẫn được biết đến là những hình ảnh đánh lừa đôi mắt. Nhưng thực chất chúng mang một ý nghĩa khác, đó là những hình ảnh được não bộ “tiên đoán”.

Loại cá là "thuốc" bổ phổi, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ
Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho, lở loét..., là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.

Liệu chúng ta có thể bị “nhờn” cà phê khi uống quá nhiều?
Vừa uống xong một cốc cà phê sáng, nhưng chẳng hiểu sao bạn vẫn cảm thấy uể oải trong người. Có lẽ nên uống thêm một chút nữa chăng? Bạn có biết vì sao lại như vậy không?

Cách phân biệt bệnh bạch hầu và viêm họng
ThS.BS Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết rằng, điều kiện khí hậu ít tác động đến bệnh bạch hầu, nguy cơ mắc vi khuẩn bạch hầu ở cả nam và nữ là như nhau.
