Chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2021 ở Việt Nam
Hiện tượng siêu trăng và nguyệt thực toàn phần đồng thời xảy ra vào ngày 26/5 là sự kiện thiên văn được mong chờ nhất trong năm nay ở Việt Nam.
Vào tối 26/5 (rằm tháng Tư âm lịch), người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng siêu trăng thứ hai trong năm nay. Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng toàn bộ và về gần Trái đất hơn trăng tròn thông thường. Trong lần siêu trăng sắp tới, quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%.
Quan sát từ Trái đất, Mặt trăng lớn hơn khoảng 14% và sáng hơn 30%.
Lần siêu trăng này còn được biết đến với tên gọi Trăng Hoa do các bộ lạc bản địa Châu Mỹ đặt, đây là thời điểm trong năm các loài hoa mùa xuân nở rộ khắp nơi. Nó cũng có tên gọi là Trăng Trồng Bắp bởi đây là thời gian này thường bắt đầu mùa vụ của nông dân. Một tên gọi khác là Trăng Sữa.
Đây là lần siêu trăng thứ hai trong số 3 lần Siêu Trăng của năm 2021. Lần siêu trăng cuối cùng của năm sẽ diễn ra vào ngày 25/6.
Một điều rất thú vị là lần siêu trăng thứ hai lại trùng với nguyệt thực toàn phần – là sự kiện thiên văn thú vị nhất có thể quan sát tại Việt Nam trong năm nay. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng, Trái đất và Mặt trời nằm chính xác trên một đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái đất và bị che khuất hoàn toàn và chuyển dần sang màu đỏ thẫm, vì vậy hiện tượng này còn có tên gọi là trăng máu.
Lần nguyệt thực này kéo dài hơn 5 tiếng, bắt đầu lúc 15h47 phút khi Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất và chuyển sang màu đỏ nhạt, đạt cực đại lúc 18h18 phút khi Mặt trăng nằm ở trung tâm vùng bóng tối và chuyển sang đỏ thẫm. Quá trình nguyệt thực toàn phần kéo dài khoảng 7 phút, sau đó chuyển sang nguyệt thực một phần, nguyệt thực nửa tối và kết thúc lúc 20h49 phút.
Lần nguyệt thực này có thể quan sát được ở một vùng rộng lớn gồm Thái Bình Dương, phần phía Đông của Châu Á, Nhật Bản, Châu Úc và phía Tây của Bắc Mĩ. Tại Việt Nam có thể quan sát một phần diễn biến của nguyệt thực lần này, bắt đầu từ 18:35 khi Mặt trăng mọc lên từ đường chân trời cho đến khi kết thúc.
Không giống như nhật thực phải quan sát bằng thiết bị chuyên dụng, nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường. Người quan sát nên chọn vị trí rộng rãi, thoáng đãi, ít đèn đường và khói bụi, có thể sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để quan sát rõ hơn.
- Đổ rác ở nơi lạnh nhất thế giới như thế nào?
- Vì sao khi uống trà có người uống vào mất ngủ, có người lại ngủ rất ngon?
- Quả xoài khủng 4,25kg lập kỷ lục thế giới xuất hiện ở... Nam Mỹ