Chiêm ngưỡng hiện tượng "tua băng" hiếm gặp ở Nam Cực

Gió mạnh và các dòng hải lưu bất thường đã tạo nên một khung cảnh ngoạn mục trên bề mặt nước giữa thềm băng Ronne.


Những tua băng tuyệt đẹp hình thành trên một kênh nước ở thềm băng Ronne. (Ảnh: NASA)

Hình ảnh đáng kinh ngạc này được chụp bởi vệ tinh Landsat 8 vào ngày 20/11 nhưng mới được Trạm quan sát Trái đất của NASA công bố gần đây. Nó cho thấy các tua băng kéo dài trông giống như những sợi dây kết nối hai bờ của kênh nước giữa thềm băng Ronne - phần mở rộng của Dải băng Nam Cực chính, nơi sinh ra tảng băng trôi lớn nhất thế giới A-76 vào tháng 5.

Băng biển được tạo thành từ cả băng lâu năm (màu trắng) và băng năm đầu tiên, hay băng non (màu xám). Loại thứ hai thường nằm gần với thềm băng Ronne hơn rất nhiều, nhưng trong ảnh, gió đã đẩy nó ra xa. Khoảng cách rộng hơn tạo điều kiện cho những tua băng mềm mại hình thành trên kênh nước.

Tua băng về cơ bản là những vệt băng biển mỏng chưa đến 10cm. Nó được tạo ra từ các tinh thể băng nhỏ như kim, còn được gọi là frazil. Thông thường, các frazil sẽ liên kết với nhau để tạo thành những mảng băng hoàn chỉnh bao phủ bề mặt đại dương, nhưng trường hợp này, gió mạnh và các dòng hải lưu kỳ lạ đã ngăn cản quá trình tạo mảng và đẩy chúng sang bờ bên kia của kênh nước, NASA giải thích.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu rõ tại sao tua băng ở Ronne lại có màu trắng xanh khi nhìn từ vệ tinh. Thông thường, sông băng và băng biển chỉ hiển thị màu sắc này khi chúng trở nên dày đặc đến mức hấp thụ những bước sóng ánh sáng dài và chỉ phản xạ lại màu xanh lam.

"Tôi không chắc bằng cách mà những vệt băng mỏng ở đây lại có màu xanh lam, nhưng có thể chúng đã bị nén đủ lâu để gây ra hiệu ứng đó", chuyên gia Walt Meier tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ phỏng đoán.

Meier cho biết thêm, hiện tượng tuyệt đẹp này có thể trở nên phổ biến hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu, khi băng biển ngày càng trở nên mỏng manh và dễ vỡ hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News