Chim cũng biết tuân thủ tốc độ giao thông
Dù chim chóc không biết cách đọc bảng chỉ đường, nghiên cứu mới đây cho thấy chúng vẫn có thể tự đoán ra mức giới hạn tốc độ ở mỗi đoạn đường cụ thể.
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Biology Letters, nhà sinh học Pierre Legagneux của Đại học Quebec (Canada) đã lưu ý một hiện tượng thú vị, chim chóc giống châu Âu đứng một bên của lòng đường có khuynh hướng bay tránh đi khi một chiếc xe đang chờ đến.
Chim chóc học được cách phản ứng tùy theo tốc độ xe trên đường - (Ảnh: beyond.ca)
“Chúng phản ứng giống nhau dù tốc độ của từng chiếc xe có thay đổi”, theo tạp chí National Geographic dẫn lời chuyên gia Legagneux.
Không dừng lại ở đó, chúng chẳng bao giờ bay vượt mức tốc độ quy định trên từng chặng đường, dù đôi khi cũng có tài xế vi phạm.
“Chúng tôi phát hiện lũ chim phản ứng với tốc độ trung bình được quy định trên đoạn đường”, theo Legagneux.
Như vậy, liệu chim chóc có khả năng xác định được mức giới hạn tốc độ ở từng đoạn đường cụ thể? Daniel Blumstein, chuyên gia hành vi của thế giới hoang dã tại Đại học California - Los Angeles (Mỹ) cho rằng có thể chúng cũng học được cách phản ứng trước giao thông.
Ví dụ, một chiếc xe tăng tốc có thể hất lũ chim té nhào. Và vài lần như vậy, chim sẽ học được cách phản ứng trước xe cộ trên từng đoạn đường cụ thể, theo giải thích của chuyên gia Blumstein.
Khả năng học hỏi từ môi trường xung quanh của loài lông vũ luôn là nguồn gây ngạc nhiên đối với giới nghiên cứu.
Chẳng hạn, quạ được phát hiện dùng đá làm công cụ khiến nước trong chai dâng lên cho đến khi vớt được con sâu đang nổi trên mặt nước.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
