Chim hải âu đánh hơi được mồi cách xa 20 km
Các nhà khoa học Mỹ đã xác định được chiến thuật tìm mồi của loài chim biển phổ biến hải âu cánh rộng và phát hiện khứu giác của chúng cho phép chúng nhận ra mùi của những con mồi ở khoảng cách tới 20 km.
Gabriel Newitt, Trưởng nhóm đề tài và các đồng nghiệp tại Trường ĐH California đã nghiên cứu những tập tính của loài hải âu cánh rộng (tên khoa học Diomedea exulans) trong thời gian chúng làm tổ tại Tây Nam Ấn Độ dương.
![]() |
Hải âu cánh rộng là loài có kích thước lớn nhất trong số các chim biển. Sải cánh của nó có thể giang rộng đến 3,7 mét. Trọng lượng những con trưởng thành lên tới 10 kg. |
Trên măt biển luôn luôn có gió thổi khiến mùi phân tán đi xa theo mọi hướng cộng với những trận gió xoáy cục bộ của không khí làm mùi bị yếu đi nhiều, nhưng lượng chất có mùi nhỏ đến thế mà hải âu vẫn phát hiện từ xa đến 20 km thì quả là một điều kỳ diệu.Theo các nhà khoa học, sự kỳ diệu ấy ngoài khứu giác cũng còn có một phần là nhờ vào thị giác.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu sự di chuyển trong khi tìm mồi cuả hải âu nhờ thiết bị truyền sóng từ vệ tinh địa tĩnh (GPS). Để xác định khi nào chim lao xuống bắt mồi, họ đã dùng các chiếc bắp cải có gài sẵn chiếc nhiệt kế nhỏ xíu có phát sóng, gửi đến họ số đo nhiệt độ trong dạ dày của chúng. So sánh các số liệu của nhịêt kế và thiết bị truyển sóng GPS, các nhà khoa học đã xác định sự di chuyển của hải âu trong quá trình tìm kiếm mồi.
Đa số thời gian hải âu bay vuông góc với hướng gió. Đó là cách bay tiết kiệm năng lượng nhất, đồng thời còn giúp chúng có cơ hội “bắt” được mùi của thực phẩm. Sau khi đã phát hiện mùi của một loại thức ăn quen thuộc, chúng bắt đầu thay đổi hướng bay và chuyển động về phía ngược chiều gió.
Có những trường hợp hải âu vừa tìm mồi vừa chuyển động zic zắc chống lại chiều gió. Đó là một chiến thuật tìm kiếm khôn ngoan khi chính con mồi biết cách lẩn tránh chúng như côn trùng, cua, tôm hùm. Nhờ cách chuyển động này chúng tăng thêm được cơ hội theo dấu vết của con mồi.
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nguồn: Pravda.ru
Loading...
TIN CŨ HƠN

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.
Đăng ngày: 04/04/2025

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.
Đăng ngày: 04/04/2025

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Đăng ngày: 29/03/2025

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.
Đăng ngày: 28/03/2025

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
Đăng ngày: 26/03/2025

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
Đăng ngày: 23/03/2025

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.
Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm