Chim quý xuất hiện ở Lâm Đồng

Theo thông tin từ BirdLife, những nghiên cứu thực địa mới đây phát hiện 3 địa điểm mới của chim Mi LiangBiang (tên khoa học là Crocias Langbianis). Đây là loài chim đặc hữu của Việt Nam và đang bị đe dọa toàn cầu. 
>>> Phát hiện 163 loài mới tại khu vực sông Mekong

Ba địa điểm mới này nằm ở Đa Nhim, D’Ran và Đơn Dương (Lâm Đồng). Trước cuộc nghiên cứu này, các số liệu và thông tin thu thập được về loài chim Mi chỉ có ở Khu bảo tồn Lâm Viên, gồm cả thung lũng Tà Nùng và Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk).

Trong chuyến đi thực địa, các nhà khoa học của BirdLife, Sở NN&PTNT Lâm Đồng và Vườn Quốc Gia Bi Doup - Núi Bà, đã tìm thấy Mi LangBiang ở 2 địa điểm là rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương) - nơi đang bị phá để chuẩn bị xây dựng công trình thủy điện. Đáng lưu ý, một đôi chim này cũng được tìm thấy ở bìa rừng, cách phía công trình thủy điện khoảng 50 mét.

Ngoài ra, ở huyện Đơn Dương, còn tìm thấy 3 đôi Mi ở rừng phòng hộ đầu nguồn D’Ran và 7 đôi Mi khác được tìm thấy dọc theo 25 km đoạn ngăn rừng thuộc Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương. Đây là khu vực rừng xanh lá rộng được khai thác theo chu kỳ 35 năm. 

Chim quý xuất hiện ở Lâm Đồng

Chim Mi Langbiang (Crocias Langbianis) ở huyện Đơn Dương. 
(Ảnh: Jonathan C. Eames)

"Chúng tôi rất lo ngại về 2 trong số 3 địa điểm vừa mới phát hiện. Khu vực chứa nước cho dự án thủy điện ở Đa Nhim nằm đúng ở tầng sinh thái và sinh cảnh của loài Mi này. Khu Đơn Dương thì đang bị khai thác" Trưởng đại diện tổ chức BirdLife International ở Đông Dương Jonathan C Eames nói.

Các nhà khoa học cũng chứng kiến việc chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cũng như sinh cảnh và độ cao sinh sống của loài Mi này, để trồng cà phê và trồng cây cải ngựa Nhật Bản (dùng để chế biến wasabi).

Tổ chức BirdLife đang cùng làm việc với các đối tác nhằm xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao và thúc đẩy công tác quản lý bền vững. Đây là chương trình nằm trong dự án rộng hơn nhận tài trợ từ Quỹ Rừng Nhiệt đới - một sáng kiến của Chính Phủ Việt Nam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News