Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen

Các nhà nghiên cứu Mỹ ví bộ lông của chim thiên đường khi xòe rộng đuôi giống như hố đen, có thể hấp thụ 99,95% ánh sáng chiếu qua.

Nghiên cứu về bộ lông đen của chim thiên đường bắt đầu khi Richard Prum, nhà khoa học ở Đại học Yale, Mỹ, trông thấy một con chim trong viện bảo tàng và chú ý đến màu sắc của nó. Nó "giống như một hố đen ở trên giá", Gizmododẫn lời Dakota McCoy, trưởng nhóm nghiên cứu. Prum nhận ra màu đen đó không phải do một sắc tố duy nhất tạo nên. Ông và cộng sự cho rằng chim thiên đường tiến hóa những chiếc lông "siêu đen" để làm tôn lên những màu sắc khác.

Chim thiên đường có bộ lông được ví như hố đen
Chim thiên đường trống khoe bộ lông "siêu đen" nhằm quyến rũ chim mái. (Video: BBC).

"Trong trường hợp này, động cơ là sự chọn lọc giới tính. Chim trống cố gắng thu hút chim mái. Chim mái được quyền chọn đối tượng muốn ghép đôi và chúng rất kén chọn. Một chiếc lông lệch cũng đủ để chúng từ chối ghép đôi. Con trống phải tìm cách khiến màu lông của chúng trông bắt mắt hơn đối với con mái", McCoy giải thích.

Thông qua quét kính hiển vi điện tử và chụp cắt lớp vi tính, nhóm nghiên cứu quan sát những điểm khác biệt về hình dạng giữa sợi lông đen thông thường và lông siêu đen. Những chiếc lông đen thông thường chỉ có sợi lông tơ đơn chĩa ra từ cuống lông, trong khi lông siêu đen có rất nhiều sống nhỏ.

Cấu trúc vi mô của lông chim thiên đường là một ví dụ của “sự hấp thụ qua kết cấu”, tương tự vật liệu đen nhất thế giới Vantablack do nhóm kỹ sư ở công ty Surrey NanoSystems chế tạo. "Ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn bởi chiếc lông. Trong trường hợp này, những sợi lông hấp thụ 99,95% ánh sáng chiếu trực tiếp qua chúng. Có vẻ như nhu cầu tìm bạn tình đã buộc chim thiên đường tiến hóa để tạo ra vật liệu siêu đen của riêng chúng từ protein keratin. Kết quả nghiên cứu khiến tôi nghĩ chúng ta có thể cho ra đời những cấu trúc siêu đen bằng vật liệu rẻ hơn", McCoy nói.

Trong báo cáo xuất bản trên tạp chí Nature Communications hôm 9/1, nhóm tác giả nhấn mạnh cần nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ vai trò của những chiếc lông đối với hành vi của chim thiên đường. Nhưng nếu giả thuyết của họ là đúng, quá trình tiến hóa đã tạo ra những hình dáng kỳ lạ, đặc biệt ở loài chim này. “Chúng tiến hóa hoàn hảo cho mục đích trông thật đẹp trong mắt con mái”, McCoy kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Chó chihuahua tử chiến với rắn nâu kịch độc để cứu chủ

Chó chihuahua tử chiến với rắn nâu kịch độc để cứu chủ

Evangline Lim, chủ của Cooper, nghe tiếng chó cưng sủa gay gắt ở sân sau nhà khi đang chuẩn bị phơi quần áo.

Đăng ngày: 10/01/2018
Sinh vật máu lạnh

Sinh vật máu lạnh "chết cứng" trong mùa đông, sống dậy vào mùa xuân

Khi mùa đông tới, các loài động vật cũng có những phương thức khác nhau để tránh rét như ngủ đông, đào hang dưới lòng đất, di trú tới nơi ấm áp hơn...

Đăng ngày: 10/01/2018
Hàng loạt cá sấu ngóc đầu giữa hồ nước đóng băng

Hàng loạt cá sấu ngóc đầu giữa hồ nước đóng băng

Những con cá sấu thực hiện hành vi tương tự ngủ đông để tồn tại trong thời tiết lạnh giá ở Mỹ.

Đăng ngày: 10/01/2018
Loài chim biết dùng lửa lùa mồi để đi săn

Loài chim biết dùng lửa lùa mồi để đi săn

Dù các nhà nghiên cứu và người dân bản xứ đều biết rõ những loài chim săn mồi châm lửa, việc chúng có làm theo chủ đích hay không vẫn là chủ đề gây hoài nghi.

Đăng ngày: 09/01/2018
Hàng ngàn cáo bay bị trời “nướng chín”, rơi lả tả ở Úc

Hàng ngàn cáo bay bị trời “nướng chín”, rơi lả tả ở Úc

Theo Daily Mail, hàng ngàn con cáo bay đã bị “nướng chín” do thời tiết quá nóng, đặc biệt ở khu vực Campbelltown.

Đăng ngày: 09/01/2018
Hàng trăm rùa biển

Hàng trăm rùa biển "sốc lạnh" trôi bất động dưới nước

Thời tiết khác thường khiến hàng trăm con rùa bị

Đăng ngày: 07/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News