Chim tuyệt chủng hơn 7 thập kỷ tái xuất

Loài chim hét cao cẳng Jerdon từng bị cho là đã tuyệt chủng suốt 74 năm vẫn tồn tại và sống tốt tại Myanmar.

Chim hét cao cẳng Jerdon


Chim hét cao cẳng Jerdon được tìm thấy ở Myanmar. (Ảnh: National Geographic)

Theo National Geographic, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và Đại học Quốc gia Singapore (NUS) tình cờ bắt gặp loài chim hét cao cẳng Jerdon ở Myanmar hồi cuối tháng 5/2014, khi đang nghiên cứu những loài chim khác tại đồng cỏ gần trạm nghiên cứu nông nghiệp bỏ hoang.

Nghe thấy một tiếng kêu đặc biệt, các nhà khoa học đã thu âm và bật lại, khiến một con chim trưởng thành nghe thấy tìm tới. Hai ngày sau, họ tìm được vài ba cá thể chim "tuyệt chủng" nữa, lấy mẫu máu xét nghiệm và chụp được ảnh sắc nét.

Con chim màu nâu, nhỏ cỡ chim sẻ là một trong ba phân loài chim hét cao cẳng Jerdon được phát hiện trên các lưu vực sông ở Nam Á.

Loài chim này lần đầu được mô tả nhờ nhà tự nhiên học người Anh T.C Jerdon năm 1982. Chúng xuất hiện lần cuối ở thị trấn Myitkyo, phía nam sông Sittaung năm 1941. Trong suốt thế kỷ trước, khu vực này bị chuyển đổi từ những cánh đồng cỏ sang các khu định cư và trang trại.

Điều quan trọng là xác định môi trường sống còn lại bao nhiêu phần ở nơi loài chim hét cao cẳng tái xuất, Richard Thomas, thành viên Hội đồng Chim châu Á, người báo cáo phát hiện trên trong tạp chí Birding ASIA cho biết. Điều đó sẽ giúp các nhà bảo tồn tìm ra cách bảo vệ loài chim này và môi trường sinh sống còn lại của chúng.

Những con chim được tìm thấy có "sức khỏe tốt", Thomas nói. "Nó cho thấy loài này vẫn ổn, và môi trường sống của chúng vẫn còn đó". NUS vừa đưa mẫu ADN của chim đi nghiên cứu để xem liệu nó có phải một loài đầy đủ hay không. Nếu xét nghiệm dương tính, loài này sẽ được coi là đặc hữu ở Myanmar.

Đây không phải lần đầu các nhà khoa học tìm thấy một loài được cho là đã tuyệt chủng. Năm 2009, chim trĩ Worcester, một loài được cho là đã tuyệt chủng ở Phillippines, được chụp ảnh trước khi bị đem bán ở chợ gia cầm.


Chim hét cao cẳng Jerdon. (Ảnh: Wildlife Conservation Society)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến

Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News