Chíp chẩn đoán bệnh bằng âm thanh

Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Penn State vừa tạo thành công một loại chíp siêu âm có khả năng quan sát chính xác các đối tượng ở cấp độ tế bào mà không cần xâm lấn, hứa hẹn rất nhiều ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học cơ bản.

Thiết bị này gồm các đầu dò gắn với một chất nền áp điện (một loại chất rắn có khả năng sản xuất dòng điện). Các đầu dò sẽ chuyển đổi các rung động thu được từ đối tượng thành làn sóng âm thanh đặc biệt. Sau đó làn sóng âm sẽ tạo ra các áp lực vào trong môi trường lỏng chứa đối tượng. Ngoài ra chíp siêu âm còn có thiết bị điện tử để điều chỉnh sóng âm một cách chính xác có thể giữ hoặc di chuyển mẫu vật.

Chíp chẩn đoán bệnh bằng âm thanh
Sơ đồ mạch điện tử của nhíp siêu âm (Ảnh: Livescience)

Với cơ chế hoạt động như vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng chíp siêu âm để quan sát vòng đời từ lúc phôi thai và kiểm soát các mẫu vật nhỏ như giun đũa C.elegans, một loài sinh vật đa bào được ứng dụng rất nhiều trong nghiên cứu y học. Bằng cách quan sát dựa trên thu âm, nên thiết bị này là công nghệ đầu tiên có thể quan sát C.elegans mà không cần chạm vào nó.

Mặc dù có một số khía cạnh, chíp siêu âm không thể sánh với chíp quang học (chíp hoạt động dựa trên tia laser và các hạt nano để nắm bắt các đối tượng nhỏ). Nhưng chíp siêu âm đơn giản, rẻ và ít cồng kềnh hơn. Hơn nữa, do có mật độ năng lượng thấp hơn chíp quang học 10 nghìn lần cho nên chíp siêu âm cũng sẽ ít gây ra thiệt hại đối với các đối tượng sinh học.

Hiện các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch ứng dụng chíp siêu âm vào hàng loạt thử nghiệm y sinh học trong thời gian tới, như: phân loại tế bào máu, tế bào ung thư, nghiên cứu tế bào hoặc quan sát toàn bộ hành vi cũng như môi trường tương tác của các đối tượng như đã làm với giun C.elegans. Từ đó tiến tới phát triển một công cụ nhỏ gọn và rẻ cho các bác sĩ chuyên nghiên cứu về máu, phân loại và chẩn đoán tế bào ung thư.

Tham khảo: Livescience

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News