Chờ đón cảnh tượng hiếm thấy: Mặt trăng, sao Hỏa "kề nhau" tối 26-11

Tối 26/11 (giờ Việt Nam), Mặt trăng và sao Hỏa sẽ tiến đến gần nhau trên bầu trời. Đây là cơ hội cho những người yêu thiên văn xác định được đâu là sao Hỏa trên trời đêm.

Theo trang In-The-Sky.org, những người yêu thiên văn Việt Nam có thể quan sát "cặp đôi" này bằng mắt thường hay thông qua ống nhòm, trong điều kiện thời tiết thích hợp. Đối với những ai luôn muốn tìm kiếm vị trí của sao Hỏa trên bầu trời đêm giữa rất nhiều ngôi sao khác, Mặt trăng sẽ giúp họ "đánh dấu mục tiêu".


Sau lần tiến gần Trái đất nhất vào tháng 10 qua, sao Hỏa sẽ tiến gần Mặt trăng vào đêm 26/11 - (Ảnh: ABC).

Ta sẽ quan sát được bộ đôi thiên thể này sau hoàng hôn, bắt đầu từ khoảng 17h30 ở chân trời phía đông, kéo dài đến khoảng 2h sáng hôm sau ở chân trời phía tây. Vào 20h30 ngày 26/11, cả hai sẽ nằm ở "đỉnh trời".

Trong những ngày trước và sau đó, sao Hỏa vẫn sẽ xuất hiện trên nền trời nhưng ở vị trí cách xa Mặt trăng hơn nhiều.

Trước đó vào đầu tháng 10, sao Hỏa từng đạt khoảng cách gần nhất so với Trái đất cũng như so với Mặt trời. Điều đó khiến sao Hỏa trở nên sáng hơn trên bầu trời đêm và có màu đo đỏ. Độ sáng đó vẫn duy trì đáng kể tính tới thời điểm này.

Theo trang Earthsky.org, sẽ mất 15 năm nữa sao Hỏa mới lại tiến gần nhất với Trái đất vào tháng 9/2035. Tuy nhiên, hai hành tinh này vẫn sẽ có những dịp tiếp cận ở khoảng cách đáng kể sau khoảng mỗi 26 tháng, tương đương hơn 2 năm.

NASA giải thích các sứ mệnh không gian liên quan đến sao Hỏa thường diễn ra sau mỗi 2 năm là nhằm tận dụng khoảng cách gần này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News