Choáng với thứ như thời hiện đại ở ngôi làng cổ 7.000 năm tuổi
Một ngôi làng cổ được xây dựng từ những năm 5000 trước Công Nguyên ẩn chứa những đồ vật lạ lùng cho thấy xã hội cổ đại ở đó đã phát triển đến mức khó tin.
Theo Live Science, phát hiện mới là những con dấu dùng để niêm phong hàng hóa - thứ bình thường trong thời hiện đại, nhưng "không thể tin nổi" khi xuất hiện trong một xã hội đồ đá cổ đại, khi chữ viết còn chưa có!
Một kho chứa hàng trong ngôi làng cổ - (Ảnh: Yosef Garfinker).
"Ngày nay, các dạng niêm phong tương tự vẫn được dùng để ngăn chặn hành vi giả mạo và trộm cắp. Hóa ra nó đã được chủ sở hữu đất và các nhà quản lý địa phương sử dụng từ cách đây 7.000 năm để bảo vệ tài sản" - Giáo sư Yosef Garfinker từ Đại học Hebrew ở Jerusalem, tác giả cấp cao của nghiên cứu, cho biết.
Con dấu cổ đại (phải) và miếng đất sét có tác dụng như phần xi niêm phong của thời hiện đại - (Ảnh: Yosef Garfinker).
Theo Archaeology, con dấu cổ đại được khai quật lại "ngôi làng ma" Tel Tsaf đầy bí ẩn ở thung lũng Beit She'an của Israel. Đó là một ngôi làng thời đồ đá nhưng được xây dựng hết sức công phu, với kết cấu kiến trúc mà mới nhìn sẽ tưởng hiện đại hơn đến vài thiên niên kỷ.
Người ta đã tìm thấy tại ngôi làng cổ - nơi được cho là trung tâm của nhiều hoạt động giao thương - rất nhiều vật thể trông như bị đóng dấu. Đó là khoảng 150 miếng đất sét được dùng để niêm phong hàng hóa, có dấu vết bị đóng dấu ở giữa, y hệt cách chúng ta gắn xi các phong thư, kiện hàng ngày nay! Nếu kiện hàng bị lén mở ra, phần đất sét niêm phong sẽ bị vỡ.
Và cuối cùng, trong một tòa nhà đá lớn có nhiều bồn chứa hình tròn mà các nhà khảo cổ tin là kho chứa hàng, họ đã tìm thấy con dấu cùng một miếng đất sét niêm phong rõ ràng được đóng dấu từ nó.
Tờ Jerusalem Post nhận định con dấu là bằng chứng sống động về hoạt động mua bán, đổi chác phức tạp và ý bảo vệ quyền sở hữu của những người định cư tại Israel hàng thiên niên kỷ trước.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
