Chống cự HIV bằng rễ cây hoàng kỳ

Một số nghiên cứu của Viện AIDS (Mỹ) vừa cho thấy hoá chất chiết ra từ rễ cây hoàng kỳ giúp các tế bào miễn dịch duy trì lâu hơn chức năng chống HIV.

Giống như mọi loại tế bào khác, tế bào miễn dịch sẽ mất khả năng phân chia khi chúng bị “già” vì một phần nhiễm sắc thể của chúng gọi là telomer cứ ngắn dần đi khi tế bào phân chia. Kết quả là tế bào bị thay đổi theo nhiều cách và khả năng chống lại các bệnh tật của chúng cũng giảm đi. 

Rita Effros, giáo sư bệnh lý học và y sinh học tại Trường Y trực thuộc UCLA, thành viên của Viện AIDS UCLA cho biết: Nghiên cứu mở ra một tiềm năng rất lớn trong việc bổ sung, thậm chí thay thế cả phương pháp điều trị chống retrovirus (tức virus chứa ADN có thể chuyển các vật liệu di truyền của nó thành ADN trong tế bào ký chủ), thậm chí thay thế được cả phương pháp HAART (highly active antiviral therapy - trị liệu chống virus hoạt tính cao).

Nhưng những nghiên cứu của Viện AIDS, thuộc UCLA (Trường ĐH California, phân hiệu tại Los Angeles, Mỹ) cho thấy các hoá chất có trong rễ cây hoàng kỳ (Astragalus membranaceus) thường dùng trong Đông y, có thể ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình ngắn đi của telomer và đó chính là chìa khoá để cây này có thể chống được HIV.

Telomer là phần nằm ở đoạn cuối của tế bào nhiễm sắc thể, chứa những đoạn ADN nhưng không phải là gen, có nhiệm vụ bảo vệ phần tận cùng của nhiễm sắc thể và ngăn không cho chúng dính vào nhau - khá giống như những mẩu chất dẻo ở hai đầu giữ cho sợi dây guộc giày khỏi bị xơ ra.

Mỗi khi tế bào phân chia, telomer lại ngắn đi, khiến cho các tế bào đạt đến một giai đoạn không thể phân chia được nữa, gọi là một bản sao “già nua” (replicative senescence) của nó. Điều đó chứng tỏ rằng tế bào đã đi đến giai đoạn kết thúc; tuy nhiên trong thực tế, nó sẽ thay đổi thành tế bào khác với những đặc trưng về di truyền và chức năng mới.

Một số lớn quá trình phân chia tế bào xảy ra bên trong hệ miễn dịch vì hệ hoạt động theo cách riêng. Ví dụ các tế bào miễn dịch gọi là tế bào T “sát thủ” CD8 (“killer CD8 T-cell) giúp ta chống lại sự nhiễm trùng có những thụ quan độc đáo tiếp nhận những kháng nguyên đặc biệt. Khi một virus thâm nhập vào cơ thể, thụ quan của tế bào T “sát thủ” nhận diện được virus đó, lập tức tế bào này, bằng cách phân chia, tạo ra phiên bản mới của mình để chống lại “kẻ xâm lược”.

Nói chung, telomer trong tế bào có độ dài đủ để phân chia nhiều lần mà không gặp phải vấn đề gì. Ngoài ra, để chống lại sự nhiễm trùng, tế bào T có thể chuyển thành một enzym gọi là telomerase, ngăn cản sự ngắn đi của telomer. 

“Vấn đề ở chỗ là khi chúng ta phải đối phó với một loại virus hoàn toàn không thể loại trừ được ra khỏi cơ thể, chẳng hạn HIV, tế bào T không thể duy trì mãi dạng telomerase của chúng”, Giáo sư Effros nói,

“Chúng sẽ bị vô hiệu hoá, telomer bị ngắn lại và bước vào giai đoạn “già nua”. 

Chống cự HIV bằng rễ cây hoàng kỳ

Rễ cây hoàng kỳ - dược thảo được chứng minh có thể trở thành vũ khí chủ yếu chống HIV. (Ảnh: Sciencedaily)

Những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc “tiêm” gen của telomerase vào tế bào T có thể giữ cho chúng khỏi bị ngắn đi, khiến chúng có thể duy trì chức năng chống HIV được lâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp trị liệu bằng gen này chưa được áp dụng trong thực tế để chữa trị cho hàng triệu người hiện đang phải chung sống với HIV.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến trị liệu bằng gen mà chỉ dùng một hoá chất gọi là TAT2, chiết ra từ rễ một loại thảo dược dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa vừa nói trên. Dùng chất này, họ đã nâng cao được hoạt tính của telomerase trong các loại tế bào khác.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm TAT2 bằng nhiều cách. Trước hết, họ để tế bào T CD8 lấy từ người nhiễm HIV cho tiếp xúc với TAT2 để xem liệu hoá chất này có tác dụng làm chậm lại sự ngắn dần của telomerase không, có nâng cao được việc sản sinh ra những nhân tố hoà tan trong tế bào gọi là chemokin và cytokin, chặn đứng được sự nhân bản HIV không. Quả nhiên, TAT2 có cả hai tác dụng này.

Sau đó, các nhà khoa học lấy mẫu máu của người nhiễm HIV, tách ra các tế bào T CD8 và tế bào T CD4 cùng tồn tại với HIV. Họ xử lý các tế bào T CD8 bằng TAT2 và kết hợp chúng với tế bào T CD4. Họ phát hiện tế bào CD8 đã xử lý có tác dụng ngăn cản sự sản sinh ra HIV nhờ tế bào CD4.

Những nhà nghiên cứu kết luận: “Khả năng nâng cao hoạt tính của telomerase và tác dụng chống virus của tề bào T-lumphocyt CD8 cho phép đề xuất chiến lược có hiệu quả để trị liệu bệnh do HIV gây ra cũng như sự suy giảm miễn dịch và tăng cường khả năng chống các loại virus gây bệnh khác, liên quan đến một số bệnh mãn tính và bệnh già”.

 


 

Hoàng kỳ là loại cây không mọc tại Việt Nam, nhập từ Trung Quốc trong những thang thuốc Bắc. Theo Đông y, rễ cây này dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong.
(Theo Võ Văn Chi, Tự điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học 1997)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News