Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm

Trong khi các nhà khoa học phải mất rất nhiều công sức, thậm chí là cả đời, mới tìm ra được di tích lịch sử thì khu hầm mộ ngàn năm tuổi này lại được phát hiện nhờ... một con lừa.

Nhắc đến Ai Cập cổ đại, rất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến kim tự tháp, tượng nhân sư hay xác ướp. Tuy nhiên, gắn liền với lịch sử Ai Cập còn có các huyền thoại, những bí mật khó giải đáp hay thậm chí là các kỳ quan vẫn đang chờ được khám phá. Khu hầm mộ của Kom el Shoqafa là một ví dụ điển hình. Câu chuyện về cách mà khu hầm mộ ngàn năm này được phát hiện cũng khiến người ta phải thốt lên: "Không thể tin được!".

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Kom el Shoqafa được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan thời Trung cổ.

Theo truyền thuyết, khu hầm mộ của Kom el Shoqafa đã bị mất và không có khả năng tìm ra. Nhưng thực tế đã thay đổi hoàn toàn nhờ một con lừa.

Câu chuyện được kể lại là một con lừa đã đi bộ qua khu vực này và chẳng may bị rơi xuống, nhờ đó người ta mới phát hiện ra khu hầm mộ bị lãng quên này.

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Kom el Shoqafa như một mê cung 3 tầng, sâu 30m, với những lăng mộ chứa nhiều cỗ quan tài đá và các bức tượng theo phong cách Ai Cập.

Các ghi chép của địa phương ban đầu không hề đề cập đến chú lừa có công to lớn này. Theo hồ sơ, vào năm 1900, ông Es-Sayed Aly Gibarah báo cáo rằng ông đã khám phá một khu hầm mộ cho một bảo tàng địa phương. Ông kể rằng khi đang đào đá gần khu vực và thấy dấu hiệu của hầm mộ.

Khu hầm mộ của Kom el Shoqafa là nơi chôn cất lớn nhất từng được khám phá ra từ thời kỳ Hy Lạp - La Mã. Điều làm cho việc phát hiện hầm mộ đặc biệt hơn là các hiện vật từ các nền văn hoá khác nhau được tìm thấy trong đó.

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Hầm mộ Kom el Shoqafa được cho là đã được sử dụng vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên.

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Khu hầm mộ được đặt tên là Kom el Shoqafa, từ người Hy Lạp cổ đại.

Một trong những phát hiện quan trọng đó là về lịch sử Alexandria. Khi Alexander Đại Đế thành lập thành phố 331 năm trước Công nguyên, đây là lần đầu tiên văn hoá Hy Lạp và Ai Cập bắt đầu cùng tồn tại. Thành phố trở thành một trung tâm học tập, văn hoá và nghệ thuật tinh vi. Truyền thống chia sẻ văn hoá tiếp tục khi người La Mã chinh phục thành phố vào năm 30 TCN.

Hầm mộ Kom el Shoqafa được cho là đã được sử dụng vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Hầu như không có các địa điểm khác trên Trái đất thể hiện một sự kết hợp giữa các ảnh hưởng của Ai Cập, Hy Lạp và La Mã. Chính vì thế việc phát hiện ra khu hầm mộ này trở thành một sự sự kiện quan trọng trong giới khảo cổ.

Khu hầm mộ được đặt tên là Kom el Shoqafa, từ người Hy Lạp cổ đại. Nó được dịch ra là "đống đổ nát". Khi lần đầu tiên được xây dựng, Kom el Shoqafa rất có thể chỉ là một ngôi mộ cho một gia đình. Tuy nhiên, qua thời gian, nhiều người khác cũng đã được chôn tại đây tạo thành một hệ thống các hầm mộ lớn.

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Bên trong hầm mộ.

Chú lừa con phát hiện ra di tích hầm mộ nghìn năm
Khu hầm mộ được phát hiện, mở cánh cửa khám phá lịch sử cổ đại cho thế giới.

Các nhà khảo cổ học tin rằng Kom el Shoqafa đã từng là một nhà nguyện tang lễ lớn trên bề mặt của hầm mộ. Tuy nhiên, theo thời gian, các công trình xây dựng trên bề mặt đều đã bị đổ vỡ và không có khả năng nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc của chúng.

Rất may là phần phía dưới lòng đất của hầm mộ là một trong những nơi chôn cất được bảo tồn tốt nhất ở Ai Cập. Điều làm cho nó trở nên đặc biệt là sự pha trộn độc đáo của các nền văn hoá. Đây cũng là một phần của lý do tại sao hầm mộ được gọi là một trong bảy kỳ quan thời Trung cổ.

Các câu chuyện kể lại đã được xác minh cụ thể hơn. Quả thật một con lừa đã đưa loài người đến phát hiện vĩ đại này. Từ đó, mở ra cánh cửa khám phá lịch sử cổ đại cho thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Dấu chân 5,7 triệu năm ở Hy Lạp thách thức thuyết tiến hóa

Các nhà khoa học với việc phát hiện ra hóa thạch của Australopithecus ở nam và đông Phi trong những năm giữa thế kỷ 20 đã cho rằng nguồn gốc con người bắt nguồn từ châu Phi.

Đăng ngày: 03/09/2017
Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Thành phố La Mã bị sóng thần nhấn chìm cách đây 1.600 năm

Ông Mounir Fantar cho rằng đây là “một phát hiện lớn”, cuộc thám hiểm dưới nước còn phát hiện ra các dấu hiệu về đường phố, đài tưởng niệm.

Đăng ngày: 01/09/2017
Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên

Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên "thống trị" đại dương

Theo tài liệu khảo cổ của các nhà khoa học sau khi phát hiện hóa thạch của chúng ở vùng trung tây nước Mỹ, Cladoselache chính là tổ tiên của loài cá mập.

Đăng ngày: 01/09/2017
Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Phát hiện mới về nguồn gốc loại rượu vang cổ xưa nhất thế giới

Loại rượu vang cổ xưa nhất trên thế giới có thể có nguồn gốc từ Italy. Các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện này sau khi tìm thấy dấu vết của nho lên men 6.000 năm tuổi tại đảo Sicily, miền Tây Italy.

Đăng ngày: 01/09/2017
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh

Đăng ngày: 28/08/2017
Phát hiện bộ xương

Phát hiện bộ xương "Nữ hoàng Đỏ" của người Maya

Xung quanh hộp sọ là chiếc vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.

Đăng ngày: 28/08/2017
Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Hàn Quốc: Phát hiện trứng sán trong gan xác ướp 375 tuổi

Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu tin rằng người đàn ông bị nhiễm ký sinh trùng do ăn sinh vật có vỏ còn sống. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh sởi ở thời điểm đó.

Đăng ngày: 28/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News