Chủ nhân giải thưởng chính Vinfuture 2024 nhận giải thưởng Nobel vật lý 2024

GS Geoffrey E. Hinton (Canada), chủ nhân giải thưởng chính Vinfuture 2024 vừa nhận giải thưởng Nobel vật lý 2024

Đây là nhà khoa học thứ 5 nhận giải thưởng chính Vinfuture được trao giải Nobel. Trước đó, GS Katalin Karikó và GS Drew Weissman, chủ nhân Giải thưởng chính Vinfuture 2021; TS Demis Hassabis (Anh) và TS John Jumper (Hoa Kỳ), chủ nhân Giải thưởng chính Vinfuture 2022 cũng đã được trao Giải Nobel.


GS Geoffrey E. Hinton (Canada), chủ nhân giải thưởng chính Vinfuture 2024 vừa nhận giải thưởng Nobel vật lý 2024. (Ảnh: AP)

Điều này cho thấy tầm nhìn tiên phong của những nhà sáng lập giải thưởng Vinfuture - Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng, khẳng định được dấu ấn trong cộng đồng khoa học quốc tế chỉ sau 4 năm hoạt động.

Geoffrey Hinton thường được gọi là "bố già học sâu" nhờ đóng góp to lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và học máy.

Đóng góp của GS Geoffrey E. Hinton cùng 4 nhà khoa học: Yoshua Bengio, Jen-Hsun Huang, Yann LeCun và Fei-Fei Li thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu được vinh danh giải chính, trị giá 3 triệu USD (hơn 76 tỷ đồng) của VinFuture 2024.


Geoffrey Hinton thường được gọi là "bố già học sâu" nhờ đóng góp to lớn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và học máy.

Hội đồng giải thưởng ghi nhận ông với vai trò lãnh đạo và công trình nghiên cứu nền tảng của ông về kiến trúc mạng nơ-ron. Bài báo xuất bản năm 1986 của ông cùng với David Rumelhart và Ronald Williams đã cho thấy các biểu diễn phân tán trong mạng nơ-ron được huấn luyện bởi thuật toán lan truyền ngược. Phương pháp này đã trở thành công cụ tiêu chuẩn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và tạo ra các tiến bộ trong nhận diện hình ảnh và giọng nói.

Sinh ngày 6-12-1947 tại Wimbledon, London, Hinton là hậu duệ của nhà logic học George Boole, người đặt nền móng cho lý thuyết thiết kế mạch số. Ông là nhà tâm lý học nhận thức và khoa học máy tính người Anh - Canada, được công nhận rộng rãi nhờ nghiên cứu tiên phong về trí tuệ nhân tạo (AI).


5 nhà khoa học được nhận Giải thưởng chính Vinfuture 2024 tại Lễ trao giải tối 6-12 (tên và ảnh GS Geoffrey E. Hinton thứ 2 trên màn hình).

Một trong những dự đoán đáng chú ý nhất của Hinton là AI sẽ sớm có thể hiểu và phát ra ngôn ngữ tự nhiên ở cấp độ không thua kém con người. Dự đoán này dựa trên sự tiến bộ nhanh chóng của thuật toán học máy và học tăng cường.

Một lĩnh vực khác trong nghiên cứu của Hinton là học không giám sát, một loại học máy mà thuật toán học hỏi từ dữ liệu chưa dán nhãn. Hầu hết hệ thống AI hiện nay dựa trên học giám sát, trong đó thuật toán được huấn luyện trên một tập dữ liệu dán nhãn lớn. Tuy nhiên, Hinton cho rằng học không giám sát là mấu chốt để AI mô phỏng sát hơn cách con người học hỏi. Ông đang phát triển thuật toán mới dành cho học không giám sát, nhằm tạo ra hệ thống AI có thể học hỏi từ môi trường như một đứa trẻ.

Trong clip chia sẻ với các sinh viên Trường ĐH VinUni ngay sau lễ trao giải VinFuture ngày 7-12, GS Geoffrey Hinton cho rằng dừng phát triển không phải là một lựa chọn để bảo đảm an toàn khi AI trở nên thông minh hơn con người.

"Tôi lo ngại nhưng không nghĩ "ngày tận thế" là không thể tránh khỏi. Dù vậy, chúng ta không thể bỏ qua các khả năng và cần làm việc cật lực để ngăn chặn điều đó. Hy vọng rằng những sinh viên tài năng nhất sẽ chọn nghiên cứu về an toàn AI, tìm cách làm cho nó an toàn hơn và giải quyết các mối đe dọa đa dạng, từ đe dọa dài hạn là AI chiếm quyền kiểm soát cho đến mối đe dọa ngắn hạn như tội phạm mạng.

Và ông nhắn nhủ với các sinh viên: "Cách tốt nhất để làm nghiên cứu xuất sắc là theo đuổi điều mà bạn thực sự hứng thú. Sự tò mò là động lực cho những nghiên cứu tuyệt vời. Đặc biệt, bạn nên tìm kiếm những lĩnh vực mà mọi người dường như đang theo đuổi một cách tiếp cận chung và bạn có cảm giác họ đang làm sai. Bạn chỉ cần một linh cảm rằng, có điều gì đó không đúng với cách họ đang làm và bạn cần khám phá điều đó. Nhiều lần linh cảm của bạn có thể sai nhưng đôi khi nó đúng và nếu kiên trì bạn sẽ tìm ra được điều mà họ đang làm sai và cách làm đúng. Đó là cách mà những nghiên cứu xuất sắc ra đời. Nếu bạn có thể làm được điều đó, bạn có thể thực hiện những nghiên cứu rất tuyệt vời".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân

Sắp diễn ra cuộc săn lùng quái vật hồ Loch Ness lớn nhất trong 50 năm qua, sẽ dùng hàng loạt thiết bị tối tân

Trung tâm hồ Loch Ness ở Scotland đang lên kế hoạch cho dự án truy lùng dấu vết của Quái vật hồ Loch Ness lớn nhất kể từ năm 1972 cho đến nay.

Đăng ngày: 17/01/2025

"Thuật toán đột phá học sâu" đưa 5 nhà khoa học thắng giải 3 triệu USD

Những nghiên cứu tiên phong và đột phá về mạng thần kinh nhân tạo và thuật toán học sâu giúp thúc đẩy hàng loạt ứng dụng trong y tế, giao thông, robot… đã thắng giải chính VinFuture 2024.

Đăng ngày: 07/12/2024
Hòn Trứng Côn Đảo xác lập kỷ lục sân chim sinh sản nhiều nhất Việt Nam

Hòn Trứng Côn Đảo xác lập kỷ lục sân chim sinh sản nhiều nhất Việt Nam

Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa đón nhận danh hiệu Cây di sản và Bằng xác lập Kỷ lục sân chim Hòn Trứng.

Đăng ngày: 02/12/2024
Bình Định muốn xây Trung tâm nghiên cứu vũ trụ

Bình Định muốn xây Trung tâm nghiên cứu vũ trụ

Bình Định đang tham khảo các nhà khoa học để xây dựng Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Hàng không, Vũ trụ ở địa phương.

Đăng ngày: 25/11/2024
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News