Chưa đầy một năm, núi lửa ở Iceland phun trào tới 7 lần

Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO) cho biết sáng sớm 21/11 theo giờ Việt Nam, một ngọn núi lửa đã phun trào trên bán đảo Reykjanes, cách thủ đô Reykjavik khoảng 30km về phía Tây Nam. Đây là lần thứ 7 ngọn núi lửa này phun trào kể từ tháng 12 năm ngoái.

Theo thông báo của IMO, vụ phun trào dung nham xảy ra tại khe nứt núi lửa Sundhnuksgigar, bên ngoài thị trấn Grindavik, vào lúc 23 giờ 14 phútđêm 20/11 giờ GMT (6 giờ 14 phút sáng 21/11 giờ Việt Nam).


Khói lửa và dung nham phun trào khi núi lửa hoạt động trên bán đảo Reykjanes, Tây Nam Iceland.

Trước đó, khi nhận thấy magma tích tụ dưới lòng đất, nhà chức trách đã cảnh báo về hoạt động núi lửa sắp xảy ra trên bán đảo Reykjanes, nơi vụ phun trào gần đây nhất chỉ mới kết thúc vào ngày 6/9.

Các đợt núi lửa phun trào trên bán đảo Reykjanes không ảnh hưởng trực tiếp đến thủ đô Reykjavik và không phát tán đáng kể tro bụi vào tầng bình lưu, do đó không gây gián đoạn giao thông hàng không.

Iceland, với dân số gần 400.000 người, nằm trên đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo Á - Âu và Bắc Mỹ, khiến nơi đây trở thành điểm nóng địa chấn với các mạch nước phun, suối nước nóng và hàng chục ngọn núi lửa đang hoạt động.

Sau thời kỳ yên tĩnh kéo dài suốt 800 năm, các hệ thống địa chất trong khu vực đã hoạt động trở lại vào năm 2021 và kể từ đó các đợt phun trào diễn ra với tần suất ngày càng tăng. Phần lớn thị trấn đánh cá Grindavik gần đó, nơi sinh sống của gần 4.000 cư dân trước khi được lệnh sơ tán vào tháng 12 năm ngoái, hiện vẫn bị bỏ hoang do mối đe dọa từ các dòng dung nham. Nhà chức trách Iceland đã dựng lên các rào chắn để chuyển hướng dòng dung nham ra khỏi thị trấn cũng như khỏi các cơ sở hạ tầng như nhà máy điện gần đó.

Các nhà khoa học cảnh báo bán đảo Reykjanes có khả năng sẽ trải qua nhiều đợt phun trào núi lửa trong nhiều thập kỷ, thậm chí là nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, dự báo các đợt phun trào sẽ không gây ra mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng như vụ núi lửa Eyjafjallajokull phun trào vào năm 2010, phát tán các đám mây tro bụi khắp châu Âu và khiến khoảng 100.000 chuyến bay trên toàn cầu phải hủy bỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 02/07/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại

Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Đăng ngày: 26/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc

Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Đăng ngày: 23/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 23/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News