Chủng người ăn thịt đồng loại cách đây gần triệu năm

Phân tích mới được công bố cho thấy "họ hàng xa" của loài người có thể là một chủng người ăn thịt đồng loại từ cách đây gần 1 triệu năm.

Năm 1994, các nhà khảo cổ học đã phát hiện dấu tích hóa thạch của một nhóm người cổ xưa trên dãy núi Atapuerca ở miền Bắc Tây Ban Nha. Các mảnh xương bị cắt gãy, và dường như họ đã bị chính đồng loại ăn thịt.

"Tiền thân của loài người"

Các mảnh xương lớn nhất có niên đại ít nhất từ 800.000 năm trước và có một số điểm tương đồng với người hiện đại (Homo sapiens), cộng với những tộc người đã tuyệt chủng như Neanderthal Denisovans. Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho chủng người chưa từng biết là Homo antecessor, hay "tiền thân của loài người" theo tiếng Latin.


Các mẫu vật của chủng người Homo antecessor được tìm thấy tại Tây Ban Nha. (Ảnh: José María Bermúdez de Castro).

Vì những bộ xương này là một trong những hóa thạch lâu đời nhất từng được tìm thấy ở châu Âu, một số nhà nghiên cứu suy đoán rằng họ có thể là tiền thân của người Neanderthal, người Viking và người hiện đại. Tuy nhiên, sau những xét nghiệm về DNA trên các mẫu vật xương mà họ tìm thấy, các kết quả gần đây chỉ ra rằng suy đoán trên là không chính xác.

Trong một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã giải mã trình tự protein cổ trong men răng của một chiếc răng có niên đại 800.000 năm tuổi, sử dụng các protein để tìm hiểu phần mã di truyền đã tạo ra chúng. Sau khi so sánh mã đó với dữ liệu di truyền từ các mẫu răng người hiện đại, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng DNA của chủng người Homo antecessor quá khác biệt để nằm cùng một nhánh tiến hóa với con người hiện đại, người Neanderthal và người Viking.

Nói cách khác, Homo antecessor có thể nằm ở một chi tiến hóa rất gần với chi tạo ra loài người hiện đại.

“Tôi rất vui khi nghiên cứu về protein cung cấp bằng chứng cho thấy Homo antecessor có thể liên quan chặt chẽ với tổ tiên của các loài Homo sapiens, Neanderthals và Denisovans”, ông Jose María Bermúdez de Castro, đồng giám đốc của nhóm nghiên cứu tại Atapuerca cho biết.

Chìa khóa nhìn về quá khứ

Để đạt được những kết quả này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp có tên là paleoproteomics. Phương pháp sử dụng phép đo và hiển thị khối lượng của tất cả các phân tử trong một mẫu vật. Dựa vào đó, các nhà khoa học có thể xác định các protein cụ thể trong một hóa thạch nhất định.

Nghiên cứu các protein cổ xưa đã mở ra một cánh cửa khám phá quá khứ di truyền của chúng ta mà phân tích DNA không thể làm. Hiện tại, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature năm 2016, DNA người lâu đời nhất từng được giải mẫu có niên đại 430.000 năm, cũng được khai quật ở Tây Ban Nha.


Tái hiện mẫu vật của Homo antecessor được tìm thấy tại Tây Ban Nha. (Ảnh: José María Bermúdez de Castro).

Trong khi đó, protein có thể tồn tại trong hóa thạch trong hàng triệu năm. Các nhà khoa học trước đây đã sử dụng các phương pháp giải mã protein tương tự để nghiên cứu mã di truyền của một con tê giác 1,77 triệu năm tuổi được tìm thấy ở Dmanisi, Georgia và một loài vượn đã tuyệt chủng có niên đại 1,9 triệu năm tuổi ở Trung Quốc.

Mặc dù phân tích protein cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu kỹ hơn về quá khứ của loài người nhưng nó vẫn bị giới hạn bởi chất lượng và số lượng mẫu vật có sẵn để nghiên cứu. Do các nghiên cứu hiện tại chỉ dựa trên một chiếc răng từ một cá thể Homo antecessor, kết quả chỉ cung cấp một "dự đoán khả thi nhất" về nơi mà loài này tiến hóa. Các loại tế bào khác nhau tạo ra nhiều loại protein khác nhau, vì vậy, các bản thể này khác xa với một hồ sơ di truyền hoàn chỉnh.

Tất nhiên, chất lượng của các mẫu hóa thạch cũng là điều vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học cũng kiểm tra một răng hàm 1,77 triệu năm tuổi được lấy từ một hóa thạch Homo erectus (một tổ tiên của loài người cổ đại sống cách đây 2 triệu năm) được phát hiện trước đây ở Georgia. Tuy nhiên, chuỗi protein này quá ngắn và bị hỏng để có thể đưa ra bất kỳ thông tin mới nào về DNA của mẫu vật.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất