Lý do tổ tiên loài người từ bỏ việc ăn thịt đồng loại

Nghiên cứu mới chỉ ra thịt người có ít giá trị dinh dưỡng hơn các loài động vật khác, trong khi khó săn bắt hơn rất nhiều đối với người tiền sử.

Nhiều nghiên cứu khảo cổ học chỉ ra rằng tổ tiên loài người thời tiền sử từng ăn thịt đồng loại, nhưng cùng với thời gian, con người dần từ bỏ hành vi này vì nhiều lý do khác nhau, trong đó giá trị dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng, Guardian hôm 6/4 đưa tin.

Bằng chứng về hành vi ăn thịt người được thể hiện qua những vết cắt, dấu răng trên những xương người được tìm thấy ở một số di chỉ tiền sử nằm ở Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ có niên đại cách đây 800.000 năm, hé lộ tổ tiên của chúng ta cũng như những chi người khác là Neanderthal và Homo antecessor đôi khi vẫn ăn thịt lẫn nhau.

Lý do tổ tiên loài người từ bỏ việc ăn thịt đồng loại
Bằng chứng về hành vi ăn thịt đồng loại ở người được tìm thấy ở một số di chỉ tiền sử. (Ảnh: Reuters).

Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy con người thời tiền sử dần từ bỏ hành vi ăn thịt người vì loại thịt này có giá trị dinh dưỡng thấp, lại khó tìm kiếm hơn nhiều loài động vật khác. Chỉ còn một số bộ tộc vẫn tiếp tục tập tục này vì lý do tôn giáo hoặc hiến tế chứ không phải xuất phát từ cơn đói.

Xét tới giá trị dinh dưỡng của cơ thể người, James Cole, chuyên gia ngành tiến hóa ở Đại học Brighton, Anh, cho biết một người đàn ông trưởng thành nặng khoảng 66kg chỉ cung cấp 144.000 calo, trong đó bắp thịt chiếm hơn 32.000 calo, thận chiếm 376 calo và lá lách chiếm 128 calo.

Các loài động vật bị người tiền sử săn bắn có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều. Bắp thịt của voi ma-mút cung cấp 3.600.000 calo, của hươu là 163.680 calo. Linh dương saiga có lượng calo tương đương con người, với bắp thịt chứa 31.500 calo.

Nói cách khác, một con voi ma mút có thể cung cấp đủ năng lượng cho 25 người tiền sử trong một tháng, trong khi việc ăn thịt một người chỉ giúp họ no bụng được một bữa trong ngày.

"Nghiên cứu này cho thấy cơ thể chúng ta không có nhiều giá trị dinh dưỡng", Cole, tác giả nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports, nói. "Chúng ta là loài động vật tương đối nhỏ, không có nhiều thịt hoặc chất béo".

Trong khi đó, việc săn bắt đồng loại để ăn thịt khó khăn hơn nhiều vì con người có trí thông minh, có thể chống trả, chạy trốn khỏi cuộc săn.

Theo Cole, hành vi ăn thịt người có thể mang tính cơ hội. Những cá nhân bị ăn thịt có thể chết vì nguyên nhân tự nhiên, hoặc có liên quan đến mục đích bảo vệ lãnh thổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ngôi làng lâu đời hơn cả kim tự tháp Ai Cập

Phát hiện ngôi làng lâu đời hơn cả kim tự tháp Ai Cập

Các nhà khoa học phát hiện một ngôi làng cổ đại được cho là khu định cư lâu đời nhất của con người ở Bắc Mỹ khi khai quật hòn đảo xa xôi ở British Columbia, Canada.

Đăng ngày: 10/04/2017
Hé lộ kim tự tháp Ai Cập cổ 3.700 tuổi

Hé lộ kim tự tháp Ai Cập cổ 3.700 tuổi

Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện những bằng chứng về một kim tự tháp Ai Cập có niên đại khoảng 3.700 năm chưa từng được biết trước đây ở miền nam thủ đô Cairo.

Đăng ngày: 05/04/2017
Phát hiện con đường quân sự La Mã cổ đại

Phát hiện con đường quân sự La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ Hà Lan vừa phát hiện ra một phần của con đường quân sự mà các binh lính La Mã từng diễu hành qua gần 2.000 năm trước, nhằm phòng ngự trước quân Đức xâm lăng ở biên giới phía bắc của đế chế La Mã.

Đăng ngày: 04/04/2017
Bí ẩn những bộ xương cốt bị đập vỡ tại một ngôi làng cổ nước Anh

Bí ẩn những bộ xương cốt bị đập vỡ tại một ngôi làng cổ nước Anh

Tại ngôi làng Wharram Percy, North Yorkshire, Anh, các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bộ xương được đập vỡ mà theo họ, người dân làng làm vậy để ngăn chặn zombie tái sinh.

Đăng ngày: 04/04/2017
Phát lộ bức tường thành nghìn năm tuổi ở Trung Quốc

Phát lộ bức tường thành nghìn năm tuổi ở Trung Quốc

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một phần tàn tích bức tường thành của vương quốc Lâu Lan ở khu vực Đông Bắc sa mạc La Bố thuộc khu tự trị Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc).

Đăng ngày: 03/04/2017
Thành phố La Mã 2.000 năm bên dưới công trường xây dựng

Thành phố La Mã 2.000 năm bên dưới công trường xây dựng

Các nhà sử học tìm thấy dấu tích một thành phố La Mã cổ có niên đại 2.000 năm bên dưới một công trường xây dựng ở miền nam nước Pháp.

Đăng ngày: 03/04/2017
Lần đầu tiên phát hiện khu mộ thời kim khí trong hang động ở Tuyên Quang

Lần đầu tiên phát hiện khu mộ thời kim khí trong hang động ở Tuyên Quang

Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một địa điểm có dấu tích khu mộ của người thời đại kim khí trong hang động thuộc vùng núi đá vôi ở hang Nà Thắm, thôn Bản Bung, xã Thanh Tương, huyện Na Hang.

Đăng ngày: 03/04/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News