Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?

Rác thải không được phân loại và hầu hết toàn bộ rác cả những thứ có thể tái sử dụng hoặc tái chế đều đem chôn lấp gây ra nguy cơ rất lớn cho cả khí hậu và sức khỏe con người do phát thải các khí nhà kính như methane và rò rỉ kim loại nặng như chì xuống nguồn nước ngầm. 

Đốt rác ở Đan Mạch

Lò đốt rác sinh hoạt “từ rác thành năng lượng” là một biện pháp xử lý rác không có gì xa lạ ở Đan Mạch. Rác thải rắn được phân loại và đốt như một dạng nhiên liệu để sản xuất điện. Bằng cách đó, rác có thể thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch như than chẳng hạn.

Công nghệ này đang ngày càng phát triển ở các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Ví dụ như Đan Mạch và Nhật Bản dựa vào đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng để giảm phụ thuộc vào quỹ đất chôn lấp rác và hướng đến đạt mục tiêu trung hòa carbon.

Trên thực tế, lò đốt rác sinh hoạt Amager Bakke ở Đan Mạch nổi tiếng đến nỗi nó trở thành điểm du lịch hấp dẫn và được coi là một trong những lò đốt rác sạch nhất trên thế giới. Mỗi ngày lò đốt rác này tiếp nhận khoảng 300 chiếc xe chở đầy rác không thể tái chế để làm nhiên liệu cho lò đốt có nhiệt độ 1.000℃. Ở nhiệt độ cao như vậy, nước trong rác biến thành hơi nước, hơi nước này chạy máy phát điện và làm nhiệt sưởi cho khoảng 100.000 hộ gia đình. Nhìn chung, người dân Đan Mạch rất hài lòng với cách xử lý rác này.

Vấn đề ở đây là gì?

Trước hết đó là sự chấp nhận của mọi người đối với biện pháp xử lý rác này. Ngay cả ở Mỹ và Úc, người dân vẫn rất do dự trước biện pháp này. Họ vẫn còn lo ngại răng đốt rác có thể thải ra các hóa chất độc hại cho sức khỏe như là nitrogen oxide và dioxin. Tiếp xúc nhiều với dioxin có thể gây tổn thương cho da, hệ miễn dịch và các vấn đề về sinh sản.

Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?
Đốt rác có thể thải ra các chất độc hại cho sức khỏe như là nitrogen oxide và dioxin.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát như là lắp các bộ lọc công nghệ tiên tiến như áp dụng ở lò Amager Bakke có thể giảm lượng dioxin xuống gần như bằng 0.

Một mối lo khác là đốt rác sinh hoạt để lấy năng lượng có thể đi ngược lại các quy định về tái chế, bởi vì việc đốt rác như vậy có thể làm tăng nhu cầu về nhựa không phân hủy để làm nhiên liệu. Nguồn cung loại nhựa này có thể đến từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đang có xu hướng suy yếu. Do đó đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng sẽ chống lại mục tiêu thiết lập một “nền kinh tế quay vòng” của Liên minh châu Âu, trong đó áp dụng tái sử dụng và tái chế sản phẩm hết mức có thể.

Tương lai sẽ đi về đâu?

Chúng ta có thể đốt rác để tạo ra nhiên liệu như ở Đan Mạch không?
Đốt rác thải sinh hoạt để phát điện có thể đi ngược lại mục tiêu kinh tế quay vòng.

Theo các chuyên gia, nếu các nước quyết tâm theo đuổi phương pháp đốt rác sinh hoạt lấy năng lượng thì cần ưu tiên lựa chọn những ngành cụ thể. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy quá trình được đánh giá có vòng đời ưu việt nhất, tức là có lợi nhất cho sức khỏe so với phương pháp truyền thống là sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chính là đồng đốt nhiên liệu tái chế từ rác thải của xi măng công nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các lò nung xi măng được đốt bằng than và rất khó để đạt được nhiệt độ cao cần thiết bằng năng lượng tái tạo thông thường, có nghĩa là thay thế than bằng nhiên liệu tái chế từ rác có thể giảm sự phụ thuộc của ngành công nghiệp này vào than khi mà năng lượng tái tạo không phải là một lựa chọn để sử dụng. 

Một giải pháp khác là tập trung vào hệ thống phân cấp rác thải, tức là đầu tiên cần giảm thiểu lượng rác thải ra, sau đó tối đa hóa hiệu quả năng lượng và tái chế và tái sử dụng hết mức có thể các nguyên liệu rác. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bom thời tiết là gì và sức công phá của nó như thế nào?

Bom thời tiết là gì và sức công phá của nó như thế nào?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm “bom thời tiết” và biết được sức công phá của nó lớn đến mức nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 06/11/2020
Bão Goni chưa tan, biển Đông lại xuất hiện thêm bão Atsani

Bão Goni chưa tan, biển Đông lại xuất hiện thêm bão Atsani

Hiện nay (6/11), ở vùng biển phía Đông Bắc Philippines có một cơn bão (tên quốc tế là Atsani) đang hoạt động.

Đăng ngày: 06/11/2020
Làm gì để tăng cơ hội sống sót khi sạt lở đất?

Làm gì để tăng cơ hội sống sót khi sạt lở đất?

Nghiên cứu của GS Joseph Wartman và cộng sự kết luận chỉ cần thay đổi một số thái độ ứng xử đơn giản như tìm hiểu về lở đất hoặc biết cách di dời, nhiều người sẽ được cứu sống.

Đăng ngày: 05/11/2020
Bão số 10 áp sát vùng biển Quảng Ngãi - Phú Yên, các tỉnh Trung Bộ bắt đầu mưa lớn

Bão số 10 áp sát vùng biển Quảng Ngãi - Phú Yên, các tỉnh Trung Bộ bắt đầu mưa lớn

Bão Goni khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới rồi đi vào đất liền các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên rạng sáng 6/11. Các tỉnh Trung Bộ bắt đầu có mưa lớn do ảnh hưởng của bão.

Đăng ngày: 05/11/2020
Núi băng trôi lớn nhất thế giới sắp đâm vào hòn đảo Anh

Núi băng trôi lớn nhất thế giới sắp đâm vào hòn đảo Anh

Núi băng trôi A68a đang hướng về phía đảo Nam Georgia, lãnh thổ hải ngoại của Anh, đe dọa nhiều động vật hoang dã như chim cánh cụt và hải cẩu.

Đăng ngày: 05/11/2020
Nếu khí hậu tăng lên 2 độ C có thể giải phóng hàng tỷ tấn carbon trong đất

Nếu khí hậu tăng lên 2 độ C có thể giải phóng hàng tỷ tấn carbon trong đất

(Dân trí) - Khi hành tinh của chúng ta ấm lên, tốc độ phân hủy đất đang tăng nhanh, cho phép nhiều carbon thoát vào khí quyển.

Đăng ngày: 05/11/2020
Bão số 10 giật cấp 10, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km

Bão số 10 giật cấp 10, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 140km tính từ tâm bão.

Đăng ngày: 04/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News