Sinh vật 4 tỉ năm trước "hồi sinh" nơi tiểu hành tinh đâm vào Trái đất
Cú lao vào nảy lửa của tiểu hành tinh Chicxulub không chỉ khiến khủng long tuyệt chủng mà còn để lại một miệng hố đường kính tới 180km và một loạt ống dung nham chằng chịt, tạo ra hệ thống thủy nhiệt vĩ đại sâu bên dưới lòng đất.
Theo các nghiên cứu trước đó, các hệ thống thủy nhiệt trên Trái đất sơ khai chính là nơi những sinh vật sống đầu tiên được hình thành. Theo nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ David Kring từ Viện Mặt trăng và hành tinh (LPI – Mỹ), hệ thống thủy nhiệt ở Chicxulub đã vô tình tái hiện lại quá khứ đó.
Các cấu trúc được lấy ra từ lõi khoan Chicxulub chính là "vườn ươm" cho dạng sự sống vi sinh tương tự sự sống Trái đất 4 tỉ năm trước.
Phân tích 15 tấn đá được lấy lên từ một lõi khoan sâu 1,3km ở Chicxulub, các tác giả đã xác định được sự tồn tại của khoáng vật pyrite, thứ chỉ có thể hình thành bởi một hệ sinh thái gồm nhiều loài vi sinh vật sống trong môi trường khoáng nóng của hệ thống thủy nhiệt. Dạng sống này khác với mọi dạng sống hiện đại: chúng không thở oxy hay ăn các thức ăn bình thường mà lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học xảy ra trong hệ thống đá ngập chất lỏng, như chuyển sunfat trong đó thành sunfua, dược bảo quản dưới dạng pyrite.
Nghiên cứu kéo dài suốt 2 thập kỷ này kết luận rằng đó cũng chính là những gì đã diễn ra ở Trái đất sơ khai trong thời kỳ Handean, còn có các tên gọi phổ biến là liên đại Hỏa Thành hay liên đại Thái Viễn Cổ. Liên đại Hỏa Thành bắt đầu từ khi Trái đất ra đời cho đến 3,8 tỉ năm trước. Khi đó địa cầu được cho là một quả cầu dung nham nóng bỏng, nên mới có tên "Handean", bắt nguồn từ Hades – chúa tể địa ngục trong thần thoại Hy Lạp.
Chính trong liên đại Hỏa Thành nóng bỏng, bên dưới những đại dương, những phản ứng sinh ra sự sống đầu tiên đã bắt đầu ở các hệ thống thủy nhiệt, mà ngày nay vẫn được tìm thấy ở Hawaii hay Nam Cực.
Các nghiên cứu cho thấy các vi sinh vật đầu tiên của Trái đất có thể lên đến hơn 4 tỉ tuổi. Chính nhờ các phát hiện này mà giới thiên văn hướng cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh sang các thiên thể có hệ thống thủy nhiệt khác như mặt trăng Enceladus của sao Thổ.
Đối với nghiên cứu mới nói trên, các nhà khoa học cho biết vẫn đang tiếp tục cuộc truy tìm và hy vọng có thể hiểu thêm về dạng sống đặc biệt như được "hồi sinh" từ Trái đất 4 tỉ năm trước, để có thể hiểu thêm về nguồn gốc của chính chúng ta. Nghiên cứu vừa công bố trên Astrobiology.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
