Chúng ta sắp đo được mức độ ô nhiễm ngay tại nhà

Trước tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động và nhằm mục đích cảnh báo mối nguy này, một nhà khoa học ở Bắc Kinh, Yann Boquillod, đã sáng lập nên AirVisual Earth, một bản đồ ô nhiễm không khí trực tuyến với cơ sở dữ liệu từ vệ tinh và hơn 8000 trạm theo dõi ở khắp nơi trên thế giới.

Trên toàn thế giới, Trung Quốc được xem là nước có bầu không khí ô nhiễm vô cùng nặng - một vấn đề vô cùng quan trọng có liên quan trực tiếp đến cái chết của hơn 1.6 triệu người mỗi năm. Trước tình trạng ô nhiễm đang ở mức báo động và nhằm mục đích cảnh báo mối nguy này, một nhà khoa học ở Bắc Kinh, Yann Boquillod, đã sáng lập nên AirVisual Earth, một bản đồ ô nhiễm không khí trực tuyến với cơ sở dữ liệu từ vệ tinh và hơn 8000 trạm theo dõi ở khắp nơi trên thế giới.

Chúng ta sắp đo được mức độ ô nhiễm ngay tại nhà
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc.

Bản đồ này cho thấy sự phân bố nồng độ ô nhiễm bụi theo thang màu từ nhạt tới đậm, cùng với đó là một bản đồ gió toàn cầu để cho thấy mối liên hệ giữa gió và ô nhiễm không khí. "Mô phỏng này sẽ giúp mọi người nhận thức rõ ràng hơn về hiện trạng tồi tệ của ô nhiễm không khí đang diễn ra trên Trái đất", Boquillod cho biết.

AirVisual đồng thời cũng cung cấp dự báo về ô nhiễm không khí cho 3 ngày gần nhất ở hơn 6000 thành phố khác nhau cho điện thoại thông minh với mục đích cảnh báo sớm cho mọi người về tình trạng không khí ở nơi họ sống.

Chúng ta sắp đo được mức độ ô nhiễm ngay tại nhà
AirVisual Earth: Mô hình trực quan và chạy trên nền dữ liệu thời gian thực về tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính có tới 92% không khí mà chúng ta hít thở mỗi ngày là không an toàn và hơn 7 triệu ca tử vong hàng năm có liên quan tới ô nhiễm không khí. Thống kê gây sốc trên có thể sẽ dễ dàng bị bỏ qua cho nên các nhà khoa học đã tiến hành xây dựng mô hình Trái đất để mọi người có cái nhìn trực quan hơn về hiện trạng của bầu không khí trên Trái đất.

AirVisual Earth là bản đồ đầu tiên có khả năng thể hiện đầy đủ và gần như ngay lập tức các dữ liệu ô nhiễm môi trường dưới định dạng 3D cho bề mặt Trái đất. Nó cho phép người xem có thể theo dõi sự phân tán và dịch chuyển của sự ô nhiễm không khí theo chuẩn PM 2.5 qua các quốc gia và vùng lãnh thổ với các thang cấp độ ô nhiễm theo màu sắc rất chi tiết và dễ quan sát.

Ra mắt sau hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu COP22, Marrakech, AirVisual gần như ngay lập tức cung cấp một bằng chứng hùng hồn về sự cấp bách và cần thiết phải thay đổi của các quốc gia để có thể bảo vệ hành tinh Xanh của chúng ta.

Chúng ta sắp đo được mức độ ô nhiễm ngay tại nhà
Chỉ tiêu ô nhiễm không khí PM 2.5.

PM 2.5 là gì?

Particulate Matter (PM) là một thuật ngữ được sử dụng cho các hạt được tìm thấy trong không khí; bao gồm bụi, bồ hóng, bụi bẩn, khói và các giọt chất lỏng li ti. Hạt PM 2.5 được cho 2,5 chú thích để mô tả kích thước như là 2,5 micromet hoặc ít hơn. Thông thường các hạt rất nhỏ, chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi điện tử.

Trong tất cả các yếu tố ô nhiễm không khí thì PM2.5 được cho là gây ra các mối đe dọa sức khỏe lớn nhất. Do kích thước nhỏ của nó, nên có khả năng lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, và dễ hấp thụ sâu vào máu thông qua hô hấp.

Chúng đến từ đâu?

Hạt vật chất siêu nhỏ này được thải ra trực tiếp từ các nguồn nhân tạo hoặc tự nhiên, hoặc tạo ra bởi các chất ô nhiễm khác phản ứng trong khí quyển. Nguồn bao gồm các quy trình công nghiệp và các phản ứng hóa học xảy ra giữa khí sulfur dioxide, nitrogen oxide và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.

Nó ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Với kích thước rất nhỏ cho nên nó làm tăng khả năng thâm nhập sâu trong hệ hô hấp. Điều này có thể gây ra các bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản và khí thũng. Những người có bệnh tim hoặc phổi, trẻ em và người lớn tuổi có nhiều khả năng ảnh hưởng hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tường thành" xuất hiện sau động đất ở New Zealand

Bức tường thành tự nhiên cao tới 4,5m được hình thành tại nơi xảy ra trận động đất 7,8 độ richter ở Kaikoura New Zealand vừa qua.

Đăng ngày: 01/12/2016
Miền Bắc đón thêm đợt rét mạnh, nhiều nơi dưới 13 độ C

Miền Bắc đón thêm đợt rét mạnh, nhiều nơi dưới 13 độ C

Từ hôm nay 29/11, miền Bắc tiếp tục đón thêm đợt rét mạnh, nhiệt độ thấp nhất có thể xuống 12 độ C ở đồng bằng và 6 độ C vùng cao.

Đăng ngày: 29/11/2016
Mùa đông kéo dài do vòng xoáy cực Bắc đang di chuyển

Mùa đông kéo dài do vòng xoáy cực Bắc đang di chuyển

Biến đổi khí hậu đã và đang làm tình trạng băng tan ở cực Bắc trở nên tồi tệ hơn. Đó cũng là nguyên nhân khiến mùa đông kéo dài và càng ngày càng khắc nghiệt.

Đăng ngày: 29/11/2016
Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không dùng than

Phần Lan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên không dùng than

Quốc gia Châu Âu Phần Lan vừa công bố kế hoạch phấn đầu loại bỏ than khỏi đời sống công nghiệp và xã hội trước năm 2030.

Đăng ngày: 29/11/2016
Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ

Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ

Sống ở vùng núi địa hình đèo dốc hiểm trở, chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do sự cố phanh, nữ sinh Nguyễn Việt Trinh (học sinh lớp 11A3, trường THPT Krông Nô, huyện Krông Nô, Đắk Nông) đã sáng chế phanh điện từ nhằm hạn chế tình trạng mất phanh mỗi khi đi đèo.

Đăng ngày: 28/11/2016
Vì sao

Vì sao "bão nữ" dữ dằn hơn "bão nam"?

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng Hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương đã bắt đầu lấy tên phụ nữ đặt cho các cơn bão để nhớ đến người yêu hoặc người con gái mà mình say đắm còn đang ở quê nhà nước Mỹ.

Đăng ngày: 28/11/2016
Thời tiết không bình thường hiện nay bắt nguồn từ hiện tượng lạ ở Bắc Cực

Thời tiết không bình thường hiện nay bắt nguồn từ hiện tượng lạ ở Bắc Cực

Cực Trái Đất đang dần tiến vào mùa đông lạnh giá, đêm đang dần phủ xuống trên một vùng rộng lớn, một màn đêm kéo dài 24 giờ. Theo lẽ thường, thì màn đêm lạnh lẽo này phải khiến biển băng lan ra với vận tốc rất nhanh.

Đăng ngày: 28/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News