Chuột mang tế bào... não người!
Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những con chuột mang một lượng nhỏ tế bào não người. Mục tiêu là tạo ra những mô hình thực sự để nghiên cứu các chứng rối loạn thần kinh, chẳng hạn bệnh Parkinson.
Nhóm nghiên cứu do TS Fred Gage thuộc Viện Salk đã tạo ra những con chuột trên bằng cách tiêm khoảng 100.000 tế bào gốc phôi người vào não của mỗi phôi chuột 14 ngày tuổi. Kết quả là những con chuột trên chào đời với khoảng 0,1% tế bào người trong đầu. Tuy nhiên, tiêm tế bào gốc của người như vậy không tái cấu trúc não chuột cũng như không thể ''người hoá'' loài gặm nhấm này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trộn tế bào người với động vật có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các loại thuốc thử nghiệm và liệu pháp thay thế mô mới là an toàn đối với người. Đây là cách duy nhất để thúc đẩy liệu pháp thay thế mô bằng tế bào gốc. Nguyên nhân là quá rủi ro để thử nghiệm trên người và giới khoa học còn biết quá ít về tế bào gốc.
Một số chuyên gia đã tiến hành những thử nghiệm tương tự đối với thỏ và trứng gà. Trong khi đó các nhà khoa học thuộc ĐH California-Irvine đã thông báo làm cho chuột đi lại được sau khi tiêm cho chúng tế bào thần kinh của người. Trong nhiều năm qua các bác sĩ đã gấy ghép van tim lợn vào tim người. Việc tiêm các tế bào người vào động vật thí nghiệm còn diễn ra sớm hơn nhiều.
Tuy vậy, tiêm tế bào người vào não động vật được quan tâm đặc biệt do nhiều người lo ngại viễn cảnh đáng sợ: bộ não người có thể nằm trong đầu động vật. Rốt cuộc thì 97,5% bộ gien chuột giống hệt gien người. David Magnus, Giám đốc Trung tâm đạo đức y sinh Standford, cho biết: ''Tôi không nghĩ là nghiên cứu trên tiến gần tới viễn cảnh đó''.
Minh Sơn

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.
