Chụp được sét hình sứa đỏ rực trên bầu trời

Một thợ săn bão chụp hình sét đỏ hiếm gặp trông giống như con sứa khổng lồ lơ lửng giữa bầu trời ở bang Kansas.


Sét dị hình đỏ ở Kansas. (Ảnh: Michael Gavan). 

Thơn săn bão Michael Gavan đến từ Bethune, Colorado, chụp những tia sét đỏ rực thắp sáng bầu trời. Theo Gavan, khi đuổi theo một cơn lốc xoáy trong khu vực, anh trông thấy sét dị hình xuất hiện ở tây bắc bang Kansas. Khi trời quang, cụm sét đỏ lớn hình sứa lóe sáng. "Những tia sét hình sứa rực sáng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường trong ánh chiều tà", Gavan cho biết.

Sét dị hình thường có màu đỏ, là sự phóng điện quy mô lớn xảy ra ở cao phía trên đám mây giông. Loại sét này thường xuất hiện theo cụm ở độ cao 50 - 90km. Tương tự sét thường, sét dị hình chỉ tồn tại trên bầu trời trong chưa đầy một giây. Do tốc độ và vị trí hình thành, sét dị hình rất khó ghi nhận.

Sét dị hình có thể trở nên nổi bật hơn do hiện nay, Mặt Trời đang ở giai đoạn cực tiểu, theo trang SpaceWeather.com. Đây là thời kỳ Mặt Trời hoạt động ít nhất trong chu kỳ 11 năm. Từ trường của nó trở nên yếu hơn vào giai đoạn cực tiểu, tạo điều kiện cho tia vũ trụ từ không gian sâu dễ dàng xâm nhập vào hệ Mặt Trời mà không bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu trước đây phát hiện tia vũ trụ có thể thúc đẩy hình thành sét dị hình bằng cách tạo ra những đường dẫn điện trong khí quyển.

Davis Sentman, giáo sư vật lý tại Đại học Alaska qua đời năm 2011, đã đề xuất cái tên "sét dị hình" cho loại hiện tượng thời tiết này. Ông cho rằng cái tên này rất phù hợp để mô tả vẻ ngoài của chúng.


Sét dị hình được ghi lại từ bên ngoài Trái đất.

Một số sét dị hình chụp được có hình sứa. Những loại khác chỉ là những cột ánh sáng đỏ thẳng đứng với những tua cuốn xuống.

Chúng xuất hiện khi sét đánh xuống đất. Nó có xu hướng giải phóng năng lượng điện dương cần được cân bằng bằng năng lượng tích điện trái dấu và ngang bằng ở những nơi khác trên bầu trời.

Kể từ khi phát hiện ra sét dị hình vào năm 1989, các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng ở mọi lục địa, ngoại trừ Nam Cực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News