Những lần sai của Einstein

Là biểu tượng đối với đại chúng, nhà vật lý thiên tài vẫn có những sai sót rất con người và đó là điều hoàn toàn bình thường trong nghiên cứu khoa học.

Những sai lầm trong cuộc đời của Albert Einstein

Theo Astronomy, thời gian qua, những ý kiến xét lại về độ chính xác các thuyết, ý tưởng nền tảng của Einsteins xuất hiện ngày càng nhiều. Vẫn chưa có ai thành công, nhưng thực tế, nhà vật lý thiên tài vẫn có lúc mắc sai lầm. Đây là điều hoàn toàn bình thường trong nghiên cứu khoa học. Các khoa học gia dù lỗi lạc đến đâu cũng đều phải dùng các phép thử đúng-sai, hoặc đi từ nhiều cái sai để tìm ra cái đúng.

Hằng số vũ trụ

Trong suốt thời gian dài, các nhà khoa học, kể cả Einstein đều cho rằng vũ trụ đứng yên và không thay đổi. Thế nhưng, phương trình của Einsteins tạo ra lại đi ngược với nhận định trên. Để giúp thuyết tương đối phù hợp, Einsteins thêm hệ số hiệu chỉnh toán học vào trong các phương trình của mình gọi là hằng số vũ trụ, hay lambda (λ).

Những lần sai của Einstein
Einstein quyết định loại hằng số vũ trụ khỏi phương trình của mình, thừa nhận đây là “sai lầm lớn nhất của cuộc đời ông”. (Ảnh: Zmescience).

Thế nhưng, trong vài thập kỷ tiếp theo, chúng ta đều được biết rằng vũ trụ vốn không hề tĩnh, mà thực sự đang giãn nở. Dù được coi là sai lầm lớn nhất của Einsteins, hằng số vũ trụ vẫn là sai số (fudge factor) thay đổi cách không thời gian tương tác với năng lượng tối, dạng năng lượng khiến các thiên hà phát triển nhanh hơn, làm tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ.

Sóng hấp dẫn

Năm 2016, các nhà khoa học tuyên bố đã trực tiếp phát hiện những gợn sóng trong kết cấu không thời gian, gọi là sóng hấp dẫn. Phát hiện trên là bước đột phá trong ngành thiên văn, thay đổi cách ta nghiên cứu vũ trụ, vừa là sự xác nhận rất lớn cho những nỗ lực của Einsteins. 100 năm trước, ông đã dự đoán sự hiện diện của sóng hấp dẫn.

Song đã có khoảng thời gian, chính bản thân Einsteins cũng nghi ngờ về sự tồn tại của chúng. Năm 1930, hai thập kỷ sau khi công bố thuyết tương đối rộng, Einsteins từng có ý định bác bỏ sóng hấp dẫn. Cuối cùng, chúng thực sự tồn tại, và dĩ nhiên nhận định trước đó của ông đã đúng.

Những lần sai của Einstein
100 năm trước, Einstein dự đoán sự hiện diện của sóng hấp dẫn, nhưng sau đó lại nghi ngờ. (Ảnh: Zmescience).

Hệ quả của những lý thuyết

Nhiều người cho rằng những nỗ lực cách mạng hóa vật lý của Einsteins là kết quả của hàng loạt quá trình tư duy vô cùng sâu sắc. Từ nền tảng do ông kiến tạo, các nhà khoa học khác có thể tiếp nối để đưa ra những hệ quả sau đó.

Thế nhưng đã có vài lần, ông bác bỏ các hệ quả được suy ra từ chính lý thuyết của mình vì cho rằng chúng thật kỳ lạ.

Là người tiên phong trong lĩnh vực vật lý lượng tử, bộ môn khoa học giải thích các hiện tượng ở quy mô nguyên tử, Einsteins không bao giờ để tâm đến ý nghĩ vũ trụ là ngẫu nhiên. “Chúa không chơi xúc xắc với vũ trụ”, ông nói.

Ngoài ra, ông cũng không quan tâm đến lỗ đen, hệ quả từ chính thuyết tương đối rộng của mình. Thay vào đó, ông tin vào một hệ quả khác, rằng các vật thể to lớn sẽ kéo dài không thời gian đủ rộng để hoạt động như thấu kính, đồng thời chuyển hướng ánh sáng từ những nguồn ở khoảng cách xa hơn.

Những sai sót khác

Dù là một người trọng tiểu tiết, Einsteins vẫn mắc sai sót nhỏ trong quá trình chứng minh các lý thuyết của mình. Từ những lỗi sai trong phương trình E = mc2 đến thất bại trong việc xem xét các thí nghiệm có sức ảnh hưởng. Einsteins cũng thừa nhận mình đã mắc sai sót trong nhiều lỗi toán học cơ bản.

Những lần sai của Einstein
Einstein đã ngoại tình với em họ của mình, bà Elsa Löwenthal. (Ảnh: Muy Historia).

Ngoài ra, dù không mấy liên quan đến khoa học, người đàn ông có chỉ số IQ nằm trong khoảng 160-190 đã từng kết hôn với người em họ đầu tiên của mình, Elsa Löwenthal. Tuy là cuộc hôn nhân đã khá hạnh phúc cho đến khi bà qua đời vào năm 1936, việc kết hôn cận huyết về mặt sinh học vẫn không phải là quyết định đúng đắn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mảng kiến tạo dưới Ấn Độ Dương đang vỡ đôi

Mảng kiến tạo dưới Ấn Độ Dương đang vỡ đôi

Mảng kiến tạo Ấn Độ - Australia - Capricorn đang tách ra ở tốc độ khoảng 1,7 mm một năm.

Đăng ngày: 23/05/2020
14 hiện tượng siêu hiếm bạn có thể chưa từng biết tới

14 hiện tượng siêu hiếm bạn có thể chưa từng biết tới

Thiên nhiên ẩn chứa những điều thật kỳ bí, và đây là những hiện tượng vô cùng hiếm gặp mà có thể bạn chưa từng nghe nói tới.

Đăng ngày: 23/05/2020
Hoảng hồn mục đích người xưa khi lấy răng của binh lính tử trận

Hoảng hồn mục đích người xưa khi lấy răng của binh lính tử trận

Trận Waterloo năm 1815 là một trong những trận chiến khốc liệt và đẫm máu nhất lịch sử nhân loại khi có khoảng 50.000 binh lính tử trận. Một sự thật gây sốc là người xưa đã lấy răng của những người lính tử trận để làm răng giả.

Đăng ngày: 22/05/2020
Tục tuẫn táng: Phi tần bị ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân vào người và nhiều phương pháp man rợ trước khi bị chôn sống cùng vua

Tục tuẫn táng: Phi tần bị ép uống thuốc độc, đổ thủy ngân vào người và nhiều phương pháp man rợ trước khi bị chôn sống cùng vua

Ngoài phương pháp treo cổ thịnh hành vào thời nhà Minh, còn có phương pháp uống thuốc độc để tránh việc người bị ép tuẫn táng phản kháng và không phải chịu nhiều dày vò đau khổ.

Đăng ngày: 22/05/2020
Thực hư về người bất tử trên đảo Gavdos

Thực hư về người bất tử trên đảo Gavdos

GD&TĐ - Nằm ở cực Nam châu Âu là hòn đảo nhỏ xinh đẹp của Hy Lạp có tên Gavdos, lý tưởng cho những người thích yên tĩnh, tránh xa nhịp sống ồn ào.

Đăng ngày: 22/05/2020
Tiết lộ gây sốc về công việc dọn dẹp hiện trường án mạng

Tiết lộ gây sốc về công việc dọn dẹp hiện trường án mạng

Là một nhân viên thu dọn hiện trường án mạng, Donovan Tavera đã từng thấy thi thể thiếu nữ bị sát hại dã man, thậm chí là xác người thối rữa sau nhiều ngày.

Đăng ngày: 22/05/2020
Tại sao cú từng được coi là biểu tượng của “Thần chiến tranh

Tại sao cú từng được coi là biểu tượng của “Thần chiến tranh" và được thờ cúng thời cổ xưa?

Hình tượng cú từng được đẩy lên mức Thần chiến tranh và theo các chuyên gia, người cổ xưa có thời điểm nghĩ rằng chúng là biểu tượng chiến thắng kẻ thù.

Đăng ngày: 22/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News