Chuyên gia chỉ ra 3 bộ phận tuyệt đối không nên ăn của cua, cần loại bỏ ngay

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên chuyên gia khuyến cáo dưới đây là những bộ phận nên loại bỏ khi ăn cua để bảo vệ sức khỏe.

Cua là món ăn hải sản khá phổ biến không chỉ ngon mà chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe . Trong 100g thịt cua chứa tới 59mg canxi, 0,8mg sắt, 1,5g chất béo, 19g protein cùng một số loại vitamin khác.

Thịt cua có vai trò hỗ trợ sức khỏe đôi mắt và thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giúp cho trái tim khỏe mạnh.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người dân nên ăn cua ít nhất 2 hoặc 3 lần mỗi tuần để bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dù vậy, khi ăn cần loại bỏ những bộ phận dưới đây của cua:

Mang cua: Cua sống dưới nước, có phần mang để hô hấp duy trì sự sống. Phần mang này gồm những mô mềm màu xám, giống như hai hàng lông mày nằm ngay dưới mai cua.

Mang được xem là nơi bẩn nhất trên cua, chứa nhiều ký sinh trùng. Ăn cua không loại bỏ phần mang khiến bạn vô tình nạp mầm bệnh vào người, không có lợi.

Chuyên gia chỉ ra 3 bộ phận tuyệt đối không nên ăn của cua, cần loại bỏ ngay
Mang cua là nơi chứa nhiều ký sinh trùng (Ảnh minh họa)

Ruột cua: Dạ dày cua là phần túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Ruột là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn. Đáng lưu ý, cua là loài động vật ăn tạp, có nguồn thức ăn đa dạng gồm thực vật, tôm cá nhỏ, xác sống dưới nước. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên loại bỏ phần này bởi chúng dễ tích tụ chất bẩn.

"Tim" cua: "Tim" cua có hình lục giác, nằm giữa mai cua và được bao phủ bởi một lớp màng đen. Theo Trung y, đây được coi là phần "lạnh" nhất của con cua, tốt nhất không nên ăn.

Thực tế, "tim" cua là bộ phận quan trọng trong tuần hoàn máu. Nó không chứa ký sinh trùng song hương vị không mấy hấp dẫn, nhiều người không hứng thú.

Những đối tượng không nên ăn cua:

  • Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy.
  • Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.
  • Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.
  • Người có tù vị hư hoặc có thể chất quá mẫn cảm nên kiềm chế trước món hấp dẫn này.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Kẻ tình nghi" mới của làn sóng viêm gan bí ẩn

Bên cạnh virus adeno, nhiều ý kiến cho rằng viêm gan bí ẩn là triệu chứng Covid-19 kéo dài. Các chuyên gia bắt đầu tìm thấy điểm chung giữa những ca bệnh.

Đăng ngày: 20/05/2022
Nghiên cứu mới: Chỉnh sửa gene não để điều trị chứng lo âu và nghiện rượu

Nghiên cứu mới: Chỉnh sửa gene não để điều trị chứng lo âu và nghiện rượu

Theo kết quả một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances, chỉnh sửa gene não có thể là một phương pháp điều trị tiềm năng đối với chứng rối loạn lo âu và nghiện rượu.

Đăng ngày: 20/05/2022
Những thực phẩm gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ

Những thực phẩm gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ

Nước hoa quả đóng chai, mì gói, đồ uống có gas… chứa nhiều phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản và rất nhiều đường, gây hại cho trí não của trẻ.

Đăng ngày: 19/05/2022
Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

Theo ước tính, nền công nghiệp sản xuất giày thể thao đang có trị giá 20 tỷ USD. Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Đăng ngày: 19/05/2022
Định nghĩa cái chết đã lung lay: Các nhà khoa học hồi sinh một đôi mắt người đã chết sau 5 tiếng đồng hồ

Định nghĩa cái chết đã lung lay: Các nhà khoa học hồi sinh một đôi mắt người đã chết sau 5 tiếng đồng hồ

Điều này sẽ làm lung lay định nghĩa về cái chết, đặc biệt là quá trình chết não khi thiếu oxy vốn được cho là không thể đảo ngược.

Đăng ngày: 19/05/2022
Top 9 nhóm thực phẩm không làm tăng lượng đường trong máu

Top 9 nhóm thực phẩm không làm tăng lượng đường trong máu

Các thực phẩm chứa carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch, chất béo lành mạnh không làm tăng lượng đường trong máu.

Đăng ngày: 19/05/2022
Những cách đơn giản giúp phòng ngừa cơn đau tim

Những cách đơn giản giúp phòng ngừa cơn đau tim

Tiêm phòng cúm; kiểm soát căng thẳng, lượng đường trong máu; hạn chế dùng điện thoại; tập thể dục thường xuyên… giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây đau tim.

Đăng ngày: 18/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News