Chuyên gia nói gì về ''hội chứng cơm chiên chết người'' gây bão trên TikTok?

Viết trên chuyên san The Conversation, giáo sư Enzo Palombo, chuyên gia về vi sinh tại Đại học Công nghệ Swinburne (Úc), đã lý giải về "hội chứng cơm chiên" và cách phòng ngừa nó.

Theo GS Enzo Palombo, một tình trạng gọi là "hội chứng cơm chiên" đã gây hoang mang trên TikTok những ngày gần đây khi tái hiện một ca tử vong năm 2008.

Nạn nhân được đề cập là một sinh viên đại học 20 tuổi, đã tử vong sau ăn món mì spaghetti được để trong tủ lạnh đã 5 ngày, mặc dù anh đã hâm nóng nó.


Nếu muốn làm món cơm chiên, hãy bảo đảm cơm cũ được làm lạnh sớm ngay sau khi nấu lần đầu và sau khi chiên lại cũng cần được ăn sớm - (Ảnh minh họa từ Internet)

Anh được xác định gặp "hội chứng cơm chiên", xảy ra khi vi khuẩn Bacillus cereus tấn công các món ăn đã nấu chín để lâu ngày, thường là các món tinh bột và hay gặp nhất ở món cơm chiên.

Không phải lúc nào Bacillus cereus cũng gây bệnh nặng và tử vong nhưng trường hợp của thanh niên thiếu may mắn là lời cảnh báo.

Nhiều người cho rằng cứ hâm nóng hoặc nấu, chiên lại thực phẩm thì sẽ an toàn. Nhưng bào tử Bacillus cereus chịu nhiệt rất tốt. Về cơ bản các bào tử này thường không hoạt động, nhưng chỉ cần nhiệt độ và điều kiện thích hợp chúng có thể bắt đầu phát triển và sản sinh độc tố.

Cơm chiên thường chỉ ngon khi sử dụng cơm cũ đã khô và chiên lại, do đó là món ăn hay dẫn đến ngộ độc do Bacillus cereus nhất, khiến tình trạng được gọi là "hội chứng cơm chiên".

Theo giáo sư Palombo, các triệu chứng nhiễm Bacillus cereus bao gồm tiêu chảy và nôn mửa, có xu hướng khỏi sau vài ngày tuy nhiên một số người dễ bị tổn thương - ví dụ trẻ em, người bệnh nền - có thể cần được chăm sóc y tế.

Bacillus cereus không phải nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm như E.coli, Salmonella hay Campylobacter, nên ít được chú ý.

Để phòng ngừa "hội chứng cơm chiên", một điều quan trọng cần ghi nhớ: "Thức ăn thừa nên nóng khi cần nóng, nên lạnh khi cần lạnh".

"Vùng nguy hiểm" hàng đầu - nhiệt độ thích hợp với vi khuẩn - là mức nhiệt cao hơn nhiệt độ bên trong tủ lạnh và dưới 60 độ C.

Sau khi nấu một bữa ăn, nếu định giữ lại, cần nhanh chóng làm lạnh thức ăn thừa mà không cần để nguội: Có thể chia thành nhiều phần nhỏ, đặt vào tủ lạnh.

GS Palombo nhấn mạnh quy tắc 2 giờ/4 giờ: Nếu thứ gì đó được lấy khỏi tủ lạnh tối đa 2 giờ, nó có thể trở lại nó một cách an toàn.

Nếu để ở ngoài lâu hơn, nó cần được ăn ngay hoặc vứt bỏ. Nếu nó ở ngoài lâu hơn 4 giờ, nó là mối nguy hiểm thực sự.

Tất nhiên bạn cũng cần lưu ý những quy tắc cơ bản khác bao gồm rửa tay trước khi ăn và trước khi chuẩn bị thức ăn, sử dụng dụng cụ sạch sẽ để không làm lây nhiễm chéo mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
2 thứ nước là “thuốc loại bỏ huyết khối” tự nhiên, uống vài ngụm mỗi ngày giúp máu trong veo

2 thứ nước là “thuốc loại bỏ huyết khối” tự nhiên, uống vài ngụm mỗi ngày giúp máu trong veo

Chỉ với thứ nước giá bình dân, nguyên liệu có sẵn tại chợ Việt này, mọi người có thể thanh lọc máu ngay tại nhà.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News