Clip nhỏ nước cam vào que test Covid-19, lên liền 2 vạch gây hoang mang, lý do thực là gì?

Đoạn video test nhanh nước cam ra hai vạch hút triệu views khiến nhiều người hoang mang, sợ hãi rằng "cam cũng có thể nhiễm bệnh?".

Clip nhỏ nước cam vào que test Covid-19, lên liền 2 vạch gây hoang mang, lý do thực là gì?
Chủ nhân đoạn video dùng nước ép cam đổ vào que test Covid-19, kết quả hiện lên 2 vạch.

Đoạn video hút 2,5 triệu lượt xem đang khiến dân tình xôn xao giữa lúc làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 đang căng thẳng. Theo đó, chủ nhân đoạn video dùng nước ép cam đổ vào que test Covid-19. Bất ngờ là kết quả hiện lên hai vạch. Kết quả này, nếu được test từ dịch mũi của người thì nghĩa là bệnh nhân dương tính với nCoV.


Video test nhanh nước cam, bộ xét nghiệm lên luôn hai vạch.

Video này khiến một số người lo lắng, chưa hiểu lý do.

- Cam cũng bị dính Covid-19 sao?

- Ở chỗ mình họ hướng dẫn trước khi test nhanh không nên uống nước cam. Có lẽ đây là lý do.

- Bữa ở công ty mình test, có chị kia uống nước cam xong test nhanh dương. Test PCR thì âm tính, không triệu chứng gì. Nói uống nước cam dương tính mà không ai tin.

Vậy thực hư chuyện "nước cam làm dương tính" là gì? Điều này đã được khoa học lý giải.

Tờ Guardian đưa tin nước cam có thể tạo ra kết quả dương tính giả khi xét nghiệm nhanh Covid-19, do tính axit của nước cam khiến kit test bị hỏng. Các loại đồ uống khác như Coca-Cola hay sốt cà chua cũng tạo ra kết quả tương tự.

Một số học sinh ở Anh đã phát hiện ra điều này và lợi dụng nó làm lý do để nghỉ học 2 tuần. Giáo sư Jon Deeks của Đại họ Birmingham lên án hành động này của học sinh Anh: "Kết quả xét nghiệm dương tính ảnh hưởng đến gia đình của học sinh đó, đây là hành động ích kỷ".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khỏi Covid-19, người đàn ông thấy

Khỏi Covid-19, người đàn ông thấy "của quý" của mình ngắn lại 4cm

Bác sĩ khuyên anh ta nên dùng máy để kéo dài ra, hoặc đơn giản là chấp nhận kích thước mới của mình bởi đây có thể là tổn thương vĩnh viễn.

Đăng ngày: 20/01/2022
5 câu hỏi thường gặp của F0 khi điều trị tại nhà

5 câu hỏi thường gặp của F0 khi điều trị tại nhà

Khi nào cần dùng thuốc kháng virus, kháng đông hay cảnh báo phải nhập viện... là những thắc mắc thường gặp của bệnh nhân mắc Covid-19 khi tự chữa trị.

Đăng ngày: 20/01/2022
Phát hiện mới về chứng mất khứu giác và vị giác khi mắc Covid-19

Phát hiện mới về chứng mất khứu giác và vị giác khi mắc Covid-19

Các nhà khoa học cho biết việc một số người mất khứu giác, cũng như vị giác sau khi mắc Covid-19 có thể liên quan đến yếu tố di truyền.

Đăng ngày: 19/01/2022
Phát hiện biến thể gene có khả năng chống lại Covid-19

Phát hiện biến thể gene có khả năng chống lại Covid-19

Nhóm nghiên cứu tại viện Karolinska, Thụy Điển đã xác định được một biến thể gene có khả năng chống lại Covid-19, thông qua phân tích bộ gene những người có tổ tiên khác nhau.

Đăng ngày: 19/01/2022
Giới khoa học cảnh báo về biến chủng nguy hiểm hơn Omicron

Giới khoa học cảnh báo về biến chủng nguy hiểm hơn Omicron

Các nhà khoa học nhận định sự tiến hóa của Omicron là minh chứng cho thấy biến chủng này sẽ không phải là phiên bản cuối cùng của virus SARS-CoV-2 khiến thế giới đau đầu

Đăng ngày: 18/01/2022
Pakistan cho biết thử nghiệm thuốc đông y điều trị Covid-19 thành công

Pakistan cho biết thử nghiệm thuốc đông y điều trị Covid-19 thành công

Cơ quan y tế Pakistan hôm thứ Hai thông báo đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng thành công thuốc thảo dược cổ truyền Trung Quốc (đông y) để điều trị Covid-19.

Đăng ngày: 18/01/2022

"Sương mù não" - di chứng Covid y học chưa thể lý giải

Sau mắc Covid-19, chị Liên, 44 tuổi, vật lộn với từ vựng, thường xuyên gặp khó trong việc tìm đúng từ hay gọi sai tên vật dụng, như gọi " cái kéo" thì nhầm thành "con dao".

Đăng ngày: 18/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News