Clip: Rắn hổ mang chúa đánh nhau với rồng Komodo và cái kết gay cấn
Bị rồng Komodo ngoạm ngang thân, con rắn hổ mang chúa liền quay người cắn thẳng vào lưng kẻ thù.
Khi đang lang thang kiếm ăn, con rồng Komodo bất ngờ bắt gặp một con rắn hổ mang chúa. Ngay lập tức, con rồng lao nhanh tới chỗ đối phương rồi dùng hàm răng chắc khỏe của mình ngoạm chặt vào thân con rắn.
Gặp phải đối thủ to lớn, rắn hổ mang cũng chứng minh mình không phải dạng vừa. Dù dính đòn hiểm, nó vẫn cố trườn ra phía sau và cắn vào lưng con rồng.
Đáng tiếc cú đớp này lại không hề hấn gì với lớp da của con rồng Komodo. Cuối cùng, con rồng đã quật mạnh con rắn trên mặt đất đến chết rồi ăn thịt nó.
Rồng Komodo là một loài thằn lằn lớn thường được tìm thấy trên các đảo của Indonesia. Chúng là thành viên của Chi Kỳ đà thuộc họ Varanidae, và là loài thằn lằn lớn nhất còn sống sót, với chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa 3m, và nặng khoảng 70kg.
Mặc dù có thân hình to lớn, nhưng chúng chạy khá nhanh, có thể đạt đến vận tốc khoảng 20km/h. Ngoài ra, chúng còn có thể lặn dưới nước sâu 5m và trèo cây như các loài thằn lằn khác.
Rồng Komodo là loài ăn thịt, với con mồi ưa thích là động vật không xương sống, chim, động vật ăn cỏ và cả động vật có vú. Nó có thể tiêu diệt nhiều loài động vật có kích cỡ lớn hơn mình rất nhiều như trâu nước, lợn rừng hay hươu Timor chỉ với một cú đớp kinh hoàng.
Nọc trong miệng rồng Komodo có độc lực rất mạnh, giống như chất độc của nhiều loài rắn. Khi chúng cắn, chất độc sẽ theo nước bọt ngấm vào cơ thể con mồi. Chất độc khiến con mồi choáng váng vì tê liệt thần kinh, làm giãn mạch máu và ngăn chặn sự đông máu.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Ý nghĩa bất ngờ đằng sau tiếng hót của loài chim
Mỗi mùa xuân sang, chúng ta lại được nghe thấy những tiếng chim hót ríu rít nhiều hơn. Những giai điệu từ tiếng chim hót thường có khá bắt tai, tuy nhiên nó không dành cho con người.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
