Cô bé có khuôn mặt biến dạng bởi hội chứng hiếm gặp
Alesha Wilcock 7 tuổi người Anh, mắc một dạng rối loạn da hiếm gặp khiến khuôn mặt bị biến dạng.
Cô bé được chẩn đoán mắc hội chứng Parry-Romberg khi tròn 4 tuổi. Căn bệnh khiến da và mô mềm của bé co lại ở một bên khuôn mặt. Theo các chuyên gia, hội chứng này rất hiếm, xảy ra một cách ngẫu nhiên không rõ lý do và ước tính cứ 250.000 người có một người mắc. Hội chứng này chỉ tập trung phá hủy một nửa mặt của người bệnh.
Lisa 27 tuổi, mẹ của cô bé cho biết, khi Alesha còn nhỏ đã có khuôn mặt khác thường. "Khuôn mặt của Alesha có vẻ xoắn lại, có thể nhìn thấy xương gò má và xương sọ của con bé", người mẹ nói.
Darren Wilcock, bố cô bé nói: "Khi phát hiện khuôn mặt con có vẻ khác lạ, chúng tôi đã đưa con đi khám ngay lập tức. Phải mất một thời gian khá dài, Alesha mới được chẩn đoán mắc hội chứng rất hiếm gặp. Bác sĩ giảng giải nhưng chúng tôi vẫn không biết đó là bệnh gì".
Alesha Wilcock. (Ảnh: Realfix).
Lisa rất lo lắng khi Alesha đến trường với khuôn mặt dị dạng. Cô nhận được rất nhiều câu hỏi từ các phụ huynh khác và không ngại ngần khi nói về tình trạng của con. Alesha là người duy nhất trong 3 anh em mắc bệnh hiếm gặp. Anh trai lớn Kieron 10 tuổi và em gái Maddison 4 tuổi đều hoàn toàn bình thường. Cứ 4 tuần, Alesha phải làm xét nghiệm máu một lần để chắc chắn rằng gan và thận vẫn hoạt động tốt bởi thuốc cô bé uống để điều trị bệnh khá mạnh.
Alesha phải đối mặt với cuộc phẫu thuật chỉnh hình vào tháng 3. Cha mẹ cô thật sự đau lòng khi thấy mặt con gái bao phủ bởi những vết thâm tím, chỉ mong việc chỉnh sửa này sẽ đem lại khuôn mặt lành lặn cho cô bé.
Mặc dù có khuôn mặt khác thường, phải bỏ dở học nhiều lần để tới bệnh viện, Alesha vẫn đứng đầu lớp. Cô bé thích nhất môn toán học. Cô bé cũng hiểu nhiều về căn bệnh của mình nhưng dường chấp nhận và không bao giờ phàn nàn về nó.
Theo các nghiên cứu, hội chứng Parry-Romberg hủy hoại các mô và tế bào dưới da cho đến khi một nửa khuôn mặt trở nên khô héo quắt lại như một trái táo khô, hoàn toàn phá hủy sự cân đối trên khuôn mặt. Căn bệnh này chủ yếu tấn công bé gái ở độ tuổi 5-15.
Ngoài việc ảnh hưởng đến các mô, hội chứng thường đi kèm với các rối loạn thần kinh điều khiển mắt và miệng. Phạm vi và mức độ nghiêm trọng của bệnh là đa dạng và khác nhau tùy từng bệnh nhân. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng này có thể bị gây ra do một rối loạn tự miễn nhiễm. Nhiều người cũng nghi ngờ hội chứng này là một biến thể của bệnh xơ cứng bì khu trú nhưng nguyên nhân chính xác và sinh bệnh học vẫn là một bí ấn.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
