Cơ chế đáng sợ lý giải việc bạn có thể bị điếc chỉ vì nghe nhạc trên đường
Đơn giản vì nghe quá to thôi. Nhưng cơ chế của quá trình này ra sao nhỉ?
Việc một người đeo headphone nghe nhạc trên đường giờ không còn là điều hiếm gặp nữa. Tuy nhiên theo một nhà thính học cảnh báo mới đây, có vẻ như chúng ta - đặc biệt là những người trẻ - vẫn chưa lường trước được tác hại của hành động này.
Việc nghe âm thanh quá to sẽ gây khó chịu.
Cụ thể, William Shapiro - giáo sư thính học từ ĐH New York Langone cho biết, 1:5 là tỉ lệ người trẻ đang mắc các triệu chứng bị mất thính giác do tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn. Và cơ chế của việc này có liên quan đến các tế bào lông.
Ở mỗi bên tai, chúng ta có cấu trúc bên trong được gọi là ốc tai, với 15.000 tế bào lông. Chúng có vai trò cảm nhận, giúp chúng ta định vị được sóng âm thanh, nhưng lại cực kỳ mong manh, dễ vỡ. Thế nên, bất kỳ tổn thương nào xảy ra với các tế bào lông, khả năng cảm thụ thính giác của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.
Quan trọng hơn, tế bào lông không tự hồi phục, nên tác hại gây ra là vĩnh viễn. Chúng ta sẽ nghe khó hơn, nghe nhầm, hoặc thậm chí là bị điếc nếu màng nhĩ thủng.
Nhưng trên thực tế, rất ít khi chúng ta gặp phải tiếng ồn ngoài môi trường đủ để gây tổn thương cho thính giác. Thứ làm được chuyện đó chỉ là cái tai nghe - khi nhiều người bật nhạc quá to so với mức cần thiết.
"Tai nghe đương nhiên là ở sát tai, và càng đeo sát, áp lực âm thanh tạo ra càng lớn" - Shapiro cho biết.
"Thực chất, bạn đang khiến tế bào lông trong ốc tai chịu áp lực, bị tổn thương dần theo thời gian. Một mức tăng âm lượng khoảng 3 - 6 decibel là đủ để tăng gấp đôi áp lực gây ra rồi".
Tế bào lông trong tai người.
Thực chất, việc nghe âm thanh quá to sẽ gây khó chịu. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ sử dụng tai nghe khi đi bộ trên đường, nơi có quá nhiều âm thanh gây nhiễu. Họ lập tức tăng âm lượng, và hậu quả lâu dài là hỏng luôn thính giác.
Phải làm thế nào để bảo đảm an toàn cho đôi tai của chúng ta?
Theo giáo sư Shapiro: "Nếu sử dụng tai nghe, quy tắc chuẩn nhất là nghe âm lượng ở mức 60%, và không nghe nhiều hơn 60 phút/ngày".
Đối với những người muốn loại bỏ âm thanh khó chịu từ môi trường bên ngoài, có thể dùng các loại tai nghe chống ồn.
"Đó là những loại tai nghe giúp làm giảm tạp âm từ môi trường bên ngoài, để bạn không phải tăng thêm âm lượng từ tai nghe".
Luôn giữ âm thanh luôn ở mức thấp, vừa nghe - đó là điều quan trọng nhất.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
