Cơ chế hoạt động của đồng hồ cơ

Apple Watch khi vừa được giới thiệu đã đem lại những phản ứng trái chiều cho người quan tâm. Trong khi người yêu công nghệ khá hào hứng với sản phẩm này, thì những người thích đồng hồ truyền thống lại không đánh giá cao Apple Watch.

Nhà lãnh đạo của LMVH, một công ty chuyên sản xuất những đồng hồ xa xỉ thậm chí còn cho rằng, Apple Watch chỉ giống như một thiết kế của của sinh viên. Câu chê bai có phần hơi quá, nhưng cũng nói lên sự tự hào của những nhà sản xuất đồng hồ truyền thống với khả năng thiết kế của mình.

Bên cạnh thiết kế tinh xảo, một điểm nữa mà smartwatch không thể bắt kịp đồng hồ cơ, đó là ở cơ chế hoạt động. Trong khi smartwatch sử dụng pin và những linh kiện điện tử, thì đồng hồ cơ hoạt động nhờ một loạt chi tiết cơ học rất nhỏ và tinh xảo.

Cơ chế hoạt động

Đồng hồ cơ có 5 bộ phận: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và phần hiển thị thời gian.

Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.

Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.

Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều "máy móc" thú vị ở bên trong, và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện. Đây chính là lý do khiến dân chơi đồng hồ sẽ không bao giờ từ bỏ những chiếc đồng hồ truyền thống để đến với Apple Watch.

Để hiểu rõ hơn cách hoạt động của một chiếc đồng hồ cơ cơ bản nhất, hãy xem video minh họa dưới đây:

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News