Có đến 9.999 gian phòng, tại sao Tử Cấm Thành không có dù chỉ một nhà vệ sinh?

Trong suốt quá trình tồn tại cùng thời gian, Tử Cấm Thành luôn chứa đựng rất nhiều những câu chuyện kì bí, ví dụ như tại sao lại xây dựng 9.999 gian phòng? Tại sao cả một khu vực rộng lớn đến như vậy nhưng không hề có đèn đường?

Năm 1402, sau khi dẫn quân từ Bắc Kinh về đánh chiếm được Nam Kinh, Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi hoàng đế. Sau đó, vị vua này quyết định dời đô về Bắc Kinh, bắt tay vào việc gây dựng cơ đồ tại đây.

Để xây dựng cung điện theo ý mình (một cách để củng cố thêm quyền lực), Chu Đệ đế đã cử người đi khắp nơi tìm kiếm thầy phong thủy cũng như thợ thủ công điêu luyện, đưa về Bắc Kinh để bắt tay xây dựng hoàng thành.


Một góc Tử Cấm Thành.

Trong suốt quá trình tồn tại cùng thời gian, Tử Cấm Thành luôn chứa đựng rất nhiều những câu chuyện kì bí, ví dụ như tại sao lại xây dựng 9.999 gian phòng? Tại sao cả một khu vực rộng lớn đến như vậy nhưng không hề có đèn đường?

Hay Tử Cấm Thành là nơi cư trú của hàng nghìn người, tại sao lại không có lấy một nhà vệ sinh? Nếu thế, hoàng đế, hoàng hậu, quần thần, cung nữ... tất cả đi vệ sinh bằng cách nào?

Xây dựng 9.999 gian phòng, tại sao lại không xây tròn thành 10.000?

Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng – một con số chẵn tròn trịa.

Hoàng đế Trung Quốc xưa kia luôn tự xem mình là thiên tử - con trời, nên tuyệt đối không thể sánh vai với Ngọc hoàng đại đế, vì thế, Tử Cấm Thành khi xây dựng đã bị hạn chế về số lượng gian phòng, lấy con số 9.999 làm tối đa.

Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?

Các khu nhà trong Tử Cấm Thành san sát nhau, to nhỏ nối tiếp, ấy thế nhưng trong một quần thể kiến trúc rộng lớn đến vậy, trong suốt 300 năm không có lấy một chiếc đèn đường. Phải chăng đây là sơ suất của các kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm Thành ngày đó?

Giả thiết này hoàn toàn không chính xác.

Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời kỳ đầu của nhà Minh. Khi đó, các con đường bên trong thành đều đã có đèn đường, buổi tối đi lại không gặp quá nhiều khó khăn.

Vào năm 1621, Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực trong triều đình, thế lực leo thang nhanh chóng.

Ông ta cùng tay chân, đồng bọn của mình bày mưu bức hại Trung Lương. Vì thường xuyên ra vào thành trong đêm tối, làm những việc khuất tất nên Ngụy Trung Hiền lấy cớ phòng tránh hỏa hoạn, tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử Cấm Thành.


Toàn cảnh Tử Cấm Thành nhìn từ trên cao.

Từ đó, cả một triều đại nhà Minh, Tử Cấm Thành không có đèn đường. Nhà Thanh vì muốn bắt chước nhà Minh nên quần thể này cho đến mãi về sau cũng không được lắp đèn đường.

Tử Cấm Thành rộng lớn như vậy nhưng không có đến một cái nhà vệ sinh

Đến tham quan Tử Cấm Thành, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy bên trong quần thể kiến trúc này không có lấy một nhà vệ sinh. Tất cả những nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều là được xây dựng mới để phục vụ du khách.

Vậy thì trước đây, hàng nghìn người sống trong cung cấm đi vệ sinh bằng cách nào?

Câu trả lời là trước đây, tất cả mọi người đều sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Những thiết bị này được thiết kế có nắp, bên trong được trải tro rơm rạ hoặc tro cỏ. Đại tiểu tiện và chậu xong, chất thải sẽ được đổ vào thùng và được đem đi xử lý ngay, vì thế trong cung không có mùi hôi thối.

Trong Tử Cấm Thành, chậu và thùng vệ sinh cũng được phân chia thứ hạng. Đồ của cung nữ và thái giám được làm bằng nguyên liệu sứ thô. Đồ của vua, hoàng hậu và phi tần được thiết kế cầu kỳ và thoải mái hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip

Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Những hình phạt tử hình tàn khốc nhất lịch sử nhân loại

Một số hình phạt tử hình thời xưa khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh khi nghe đến tên của chúng.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News