Cô gái Ấn Độ chế tạo quần lót gắn camera chống cưỡng hiếp

Một cô gái Ấn Độ gây chú ý khi chế tạo quần lót gắn các thiết bị và camera đề phòng trường hợp bị cưỡng hiếp.

Seenu Kumari, 19 tuổi, người sinh ra trong một gia đình nghèo ở Farrukhabad, bang Uttar Pradesh, đã chi gần 5.000 rupee (gần 80 USD) để tạo ra chiếc quần độc đáo, theo Zee News.

Chiếc quần màu hồng có phần đai được thiết kế đặc biệt, gồm một ổ khóa, một thiết bị định vị GPS và một camera. Nó cũng không thể bị cắt xẻ bằng dao.

Cô gái Ấn Độ chế tạo quần lót gắn camera chống cưỡng hiếp
Kumari và chiếc quần lót gắn các thiết bị hỗ trợ những nạn nhân bị cưỡng hiếp. (Ảnh: YouTube).

"Tôi đã đặt một ổ khóa thông minh mà không ai mở được nếu không có mật khẩu. Tôi cũng gắn một thiết bị điện tử có GPS và chức năng gọi", Kumari giải thích trong một video trên trang YouTube cá nhân. "Khi có người định quấy rối một phụ nữ, thiết bị này sẽ gửi thông báo đến người thân của cô ấy và cảnh sát. Cảnh sát sẽ có mặt ở hiện trường theo chỉ dẫn của GPS và ngăn chặn ý định cưỡng hiếp".

Camera trên quần nhằm ghi lại gương mặt của các thủ phạm và diễn biến vụ việc. "Phụ nữ không cần phải luôn luôn mặc chiếc quần này. Họ có thể mặc nó khi đi du lịch một mình hay khi không tìm thấy nơi nào an toàn. Khi bị tấn công, họ có thể bấm nút trên thiết bị để gọi cho một số điện thoại khẩn cấp được cài đặt sẵn", Kumari nói thêm.

Tình trạng lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp và quấy rối trẻ em diễn ra phổ biến tại Uttar Pradesh, trong đó phụ nữ thường xuyên bị tấn công ngay trên đường phố và các ấn phẩm về khiêu dâm được bày bán công khai với giá rẻ mạt.

Kumari đã gửi nguyên mẫu của chiếc quần lót đến Quỹ Sáng tạo Quốc gia để xin cấp bằng sáng chế. Cô hy vọng sản phẩm này sẽ được bán rộng rãi trên thị trường và được mọi người sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Những công nghệ được kỳ vọng sẽ thay đổi cuộc sống của con người trong tương lai

Lọc nước biển thành nước ngọt, vắc xin điện tử chữa bách bệnh... những công nghệ này sẽ giúp cải thiện cuộc sống con người trong tương lai.

Đăng ngày: 28/02/2018
Bitcoin là gì?

Bitcoin là gì?

Dự án “tiền tệ ảo thử nghiệm” này đang trở thành một trong những chủ đề nóng nhất của giới công nghệ cũng như giới kinh tế.

Đăng ngày: 28/02/2018
Sự khác nhau giữa màn hình OLED trên TV và trên smartphone

Sự khác nhau giữa màn hình OLED trên TV và trên smartphone

OLED sở hữu màu đen sâu hơn, cung cấp hình ảnh vượt trội hơn nhiều so với màn hình LCD truyền thống, và nó không yêu cầu đèn nền như trên màn LCD truyền thống nên có thiết kế mỏng hơn.

Đăng ngày: 09/01/2018
Lần đầu tiên chế tạo thành công cánh tay robot có xúc giác giống người

Lần đầu tiên chế tạo thành công cánh tay robot có xúc giác giống người

Một phụ nữ bị tai nạn và mất đi cánh tay vào 20 năm trước đã nhận được một cánh tay nhân tạo, thông qua các điện cực nhỏ và cảm biến tinh vi.

Đăng ngày: 08/01/2018
Amazon sản xuất gương thông minh, thử quần áo không cần thay đồ

Amazon sản xuất gương thông minh, thử quần áo không cần thay đồ

Amazon vừa được cấp bằng sáng chế cho một chiếc gương đặc biệt. Thiết bị này có khả năng phủ những bộ quần áo ảo lên hình ảnh của người đứng trước gương.

Đăng ngày: 06/01/2018
Nhà sinh học đầu tiên của thế giới được xây dựng từ chất thải nông nghiệp

Nhà sinh học đầu tiên của thế giới được xây dựng từ chất thải nông nghiệp

Nhà sinh học kỳ quái này được tạo ra bởi một nhóm khoa học đa ngành gồm hơn 40 đối tác, bao gồm công ty thiết kế Een TIl Een, công ty kiến trúc bền vững GXN, công ty xử lý gỗ Kebony...

Đăng ngày: 05/01/2018
Đèn đường thông minh tự điều chỉnh ánh sáng

Đèn đường thông minh tự điều chỉnh ánh sáng

Loại đèn này đã được Na Uy lắp đặt trên 8km đường cao tốc ở tỉnh Buskerud. Cơ chế hoạt động của đèn là tự động giảm độ sáng 20% khi không có ô tô, xe đạp hoặc người đi bộ lưu thông.

Đăng ngày: 04/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News